ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu thực trạng ốm đau của người dân tại hai xã có và không trồng, chế biến thuốc lá tại huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 38)

Nghiên cứu được tiến hành tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

Võ Nhai là một huyện nông thôn nằm ở phía Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 90 km,cách thành phố Thái Nguyên khoảng 30km về hướng Đông Bắc. Phía Đông Võ Nhai giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây giáp huyện Đồng Hỷ

và tỉnh Bắc Kạn, phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang và huyện Đồng Hỷ, phía Bắc giáp 2 tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn.

Huyện có 14 xã và một thị trấn, dân số của huyện Võ Nhai khoảng 63.000 người, mật độ dân số 72 người/km2. Địa hình của Võ Nhai chủ yếu là vùng đồi núi và cao nguyên với diện tích tự nhiên là 84.510,4 ha. Về khí hậu, Võ Nhai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa trung bình từ

1.500-2.250mm/năm, nhiệt độ trung bình là 23,20C, ở Võ Nhai thường xuất hiện sương muối (tháng 12 và tháng 1 hàng năm). Võ Nhai còn là địa bàn sinh sống của 8 dân tộc như: Kinh (34,17%); Tày (29,88%); Nùng (14,52%); Dao (12,63%); Các dân tộc H’Mông, Cao Lan, Hoa chiếm 8,7%.

Võ Nhai có khoảng 29.703 lao động nông nghiệp, chiếm 47,43% dân số. 6 trong tổng số 16 xã (38%) của Huyện Võ Nhai trồng thuốc lá, luân canh với lúa và các loại ngũ cốc khác như ngô, sắn..vv.

Cây thuốc lá đã được trồng trên đất Võ Nhai trên dưới một thập kỷ, qua kiểm nghiệm, chất lượng của nguyên liệu thuốc lá Võ Nhai được xếp bảng A. Thời gian tới, huyện có định hướng khuyến khích phát triển diện tích cây thuốc lá với mục tiêu đạt 400 ha, sản lượng 900 tấn trong vụ đông năm 2009 và những năm tiếp theo.

Võ Nhai phấn đấu đến năm 2020, đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân khoảng 9,5%/năm, sản lượng lương thực có hạt đạt khoảng 35.000 tấn; giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 10% năm; phủ xanh toàn bộ diện tích đất trống, đồi núi trọc; 95% dân số được sử dụng điện; giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 10%.

Hai xã được chọn vào nghiên cứu là xã Lâu Thượng (trồng, chế biến thuốc lá) và xã Phú Thượng (không trồng, chế biến thuốc lá), đây là 2 xã có những đặc điểm tương đối giống nhau về địa lý, văn hóa, kinh tế xã hội và đặc

điểm dân cư, người dân 2 xã sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, không có nghề phụ nào.

Xã Lâu Thượng có diện tích 400 ha, dân số 6170 người, trình độ dân trí không cao, ngoài nông nghiệp người dân còn chăn nuôi gia súc, gia cầm với

quy mô nhỏ lẻ. Thuốc lá là cây công nghiệp được phát triển trồng ở Lâu Thượng với diện tích trồng khoảng 150 ha, sản lượng ước đạt trên 22 tấn.

Năm 2006, tỷ lệ sinh thô là 14,9%o, tỷ lệ tử vong thô là 5,18%o và tỷ lệ

tử vong ở trẻ sơ sinh là 10,9%o. Số hộ nghèo trong năm 2000 tại xã là 36%.

Xã Phú Thượng có diện tích 544 ha, dân số 4655 người, người nông dân chủ yếu trồng lúa và một số cây hoa màu như ngô, lạc, v.v. Năm 2006, tỷ

lệ sinh thô là 16,2%o, tỷ lệ tử vong thô là 5,6%o và tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh là 15,7%o. Số hộ nghèo trong năm 2000 tại xã là 37,7% [24].

Một phần của tài liệu thực trạng ốm đau của người dân tại hai xã có và không trồng, chế biến thuốc lá tại huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)