- Đánh giá chung về kết quả thực hiện chính sách tại 02 dự án nghiên cứu.
3.2.1 Hiện trạng quản lý đất đa
Tam Đảo là một huyện miền núi của tỉnh Vĩnh Phúc, được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004 trên cơ sở sáp nhập các xã, thị trấn của các huyện, thị trên địa bàn tỉnh, công tác quản lý Nhà nước về đất đai trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, quá trình thu hồi đất chuyển mục đích sử
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
dụng đất biến động đất chủ yếu từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp với các mục đích như: Xây dựng hạ tầng xã hội, hệ thống giao thông, thuỷ lợi, Giáo dục - đào tạo... Trong quá trình thực hiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn, huyện Tam Đảo được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn của Chính Phủ; Bộ Tài nguyên và Môi trường; UBND tỉnh Vĩnh Phúc; Sở Tài nguyên và Môi trường, cụ thể như sau:
* Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản
Từ khi thành lập đến nay, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều văn bản pháp quy, nhằm cụ thể hóa các văn bản của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường về công tác quản lý Nhà nước về đất đai, góp phần quan trọng đưa công tác quản lý sử dụng đất đi vào nề nếp, cụ thể:
- Quyết định số 60/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2011 của UBND tỉnh về ban hành bảng giá các loại đất trên địa bàn huyện Tam Đảo năm 2012.
- Quyết định số 18/2011/QĐ-UBND ngày 20/4/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành quy định về thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Quyết định 51/2008/QĐ-UBND tỉnh về việc thực hiện nghị quyết số 19/2008/NQ-HĐND ngày 25/7/2008 của HĐND tỉnh về việc ban hành quy định hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu cho các xã, phường, thị trấn khi nhà nước thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng.
- Quyết định số 562/2005/QĐ-UBND của UBND tỉnh về ban hành đơn giá bồi thường đối với cây trồng trên địa bàn huyện Tam Đảo.
- Nghị quyết số 08/2008/NQ-HĐND ngày 30 tháng 5 năm 2008 Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về phát triển du lịch đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015.
- Nghị quyết số 23/2009/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh ngày 28 tháng 12 năm 2009 về việc thông qua đề án thành lập thị trấn Hợp Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nhìn chung, các văn bản quy phạm đã ban hành kịp thời và phù hợp với tình hình thực tế của huyện, góp phần quan trọng đưa Luật đất đai đi vào cuộc sống, tạo ra hành lang pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc sử dụng đất trên địa bàn, ngăn chặn kịp thời các vi phạm xảy ra trong công tác quản lý sử dụng đất, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích theo quy định của pháp luật hiện hành.
* Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
Việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính được thực hiện tốt trên cơ sở kết quả hoạch định lại ranh giới theo Chỉ thị 364/CT của Chính phủ. Ranh giới giữa huyện Tam Đảo và các huyện giáp ranh được xác định bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc mốc giới và được chuyển vẽ lên bản đồ.
Huyện được thành lập theo Nghị định 153/2003/NĐ-CP của Chính phủ về việc thành lập huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số các xã: Đạo Trù, Bồ Lý, Yên Dương thuộc huyện Lập Thạch; các xã Đại Đình, Tam Quan, Hồ Sơn, Hợp Châu thuộc huyện Tam Dương; xã Minh Quang thuộc huyện Bình Xuyên và thị trấn Tam Đảo thuộc thị xã Vĩnh Yên (nay là thành phố Vĩnh Yên). Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 23.587,62 ha.
* Khảo sát đo đạc, đánh giá phân hạng đất; lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện đang được tiến hành trên cơ sở số liệu thống kê, kiểm kê đất đai, sau khi chỉnh lý biến động tình hình sử dụng đất của huyện sẽ thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010.
Công tác thành lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất hiện nay huyện đang tiến hành điều tra lập dự án quy hoạch sử dụng đất trong toàn huyện do vậy trong quá trình lập dự án quy hoạch này huyện sẽ xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
* Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Thực hiện Luật đất đai năm 2003, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về việc thi hành luật đất đai năm 2003; thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cho các huyện, các xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp trên địa bàn toàn huyện đã đạt được những kết quả sau:
Quy hoạch sử dụng đất chi tiết và kế hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010 của huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đã được UBND tỉnh phê duyệt.
* Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất Việc giao đất, cho thuê đất thực hiện đúng quy định của Luật đất đai. Sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất các dự án được triển khai khá nhanh. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại như sử dụng quá diện tích được giao, được thuê, thực hiện nghĩa vụ tài chính chậm hoặc mới chỉ san lấp mặt bằng chưa tiến hành xây dựng.
Đến năm 2012, toàn huyện đã giao cho các đối tượng sử dụng 20.280,39 ha, chiếm 85,98% diện tích đất tự nhiên. Trong đó:
- Hộ gia đình và cá nhân sử dụng 5.711,74 ha, chiếm 28,16% diện tích đã giao cho các đối tượng sử dụng.
- Các tổ chức trong nước 14.553,29 ha, chiếm 71,76% diện tích đã giao cho đối tượng sử dụng.
- Các tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài 2,77 ha chiếm 0,013% diện tích đã giao cho đối tượng sử dụng.
- Cộng đồng dân cư 12,46 ha chiếm 0,061% diện tích đã giao cho đối tượng SD. Đồng thời đã giao cho các đối tượng để quản lý 3.307,27 ha, chiếm 14,02% diện tích đất theo đối tượng được giao để quản lý, trong đó:
- UBND cấp xã quản lý 2.831,40 ha, chiếm 85,61% diện tích đất theo đối tượng được giao để quản lý.
- Tổ chức khác 475,87 ha chiếm 14,39% diện tích đất theo đối tượng được giao để quản lý.
Việc giao đất, cho thuê đất cơ bản đã đáp ứng được việc xây dựng các công trình trọng điểm tỉnh và của huyện tạo điều kiện cho các tổ chức, hộ gia đình thuê đất phát triển sản xuất kinh doanh.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thực hiện Nghị định 18/CP của Chính phủ, UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn lập hồ sơ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đang sử dụng đất. Tính đến nay, huyện đã cấp được 21.988 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 14.344 hộ gia đình và cá nhân với diện tích 6.030 ha, trong đó: đất nông nghiệp là 3.275,13 ha, đất rừng sản xuất là 1.296,99 ha, đất ở là 1.475,88 ha.
Việc lập hồ sơ địa chính đã được triển khai thực hiện ở tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện với 4 loại đất (đất ở, đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và một số loại đất phi nông nghiệp). Các xã, thị trấn đều có sổ theo dõi biến động đất đai nhưng việc cập nhật các thông tin biến động, chỉnh lý biến động trên hồ sơ chưa làm được ảnh hưởng tới hiệu quả khai thác hồ sơ địa chính
* Thống kê - kiểm kê đất đai
Tổng kiểm kê đất đai 05 năm 01 lần được huyện thực hiện nghiêm túc, cụ thể việc tổng kiểm kê đất đai năm 2010 đã được triển khai trên địa bàn huyện.
Huyện đã tiến hành tổng kiểm kê đất đai theo đúng quy định. Được sự chỉ đạo của UBND huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức triển khai, đôn đốc các xã, thị trấn hướng dẫn các thôn, làng, bản trên địa bàn thực hiện kiểm kê theo hướng dẫn mới của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Qua kết quả kiểm kê năm 2010, tổng diện tích tự nhiên của huyện là: 23.587,62 ha, trong đó:
- Nhóm đất nông nghiệp là: 19.020,42 ha. - Nhóm đất phi nông nghiệp là: 4.472,02 ha. - Nhóm đất chưa sử dụng là: 95,18 ha.
* Quản lý tài chính về đất đai
Công tác quản lý tài chính về đất đai luôn được UBND huyện quan tâm và theo dõi sát sao, vì đây vừa là yêu cầu khách quan và cũng vừa là công cụ quản lý quan trọng trong điều hành Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội.
Việc ban hành giá đất và thực hiện các khoản thu, khoản chi liên quan đến đất đai, UBND huyện đã chỉ đạo phòng Tài chính - kế hoạch kết hợp với phòng Tài
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nguyên và Môi trường cùng các Sở, Ban ngành khác và UBND các xã, thị trấn thực hiện theo hướng dẫn của của Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các văn bản của tỉnh, huyện.
* Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai
Với chủ trương giải quyết đơn thư của nhân dân và thực hiện đúng chức năng thẩm quyền, khắc phục việc để đơn thư tồn đọng kéo dài và vận động, giải thích, 1hướng dẫn nhân dân hiểu pháp luật, sống và làm theo pháp luật, UBND huyện đã ban hành quy trình tiếp dân trong đó quy định đối với công dân khi thực hiện quyền tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và việc tiếp nhận đơn thư của tổ chức và công dân.
Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong những năm qua được UBND huyện thực hiện khá tốt, xử lý nghiêm khắc, kịp thời, dứt điểm những trường hợp vi phạm pháp Luật đất đai như sử dụng đất không đúng mục đích, lấn chiếm đất, tranh chấp đất trong nội bộ nhân dân góp phần ổn định tình hình chính trị - xã hội trên địa bàn huyện Tam Đảo.
Công tác quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản; quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai cũng đã và đang được triển khai thực hiện theo quy định của Luật Đất đai.
* Công tác thanh tra, kiểm tra chế độ sử dụng đất
Công tác thanh tra, kiểm tra được tổ chức thực hiện đều đặn và thường xuyên. Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đã được nâng cao một bước, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, ngành thanh tra đã phối hợp với các ngành khác, với các xã, phường, thị trấn giải quyết các vụ việc phức tạp ngay từ cơ sở tránh việc khiếu nại vượt cấp.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương đặc biệt là do xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở của nhân dân, khu dịch vụ và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã dẫn đến đất trở thành vấn đề sôi động. Việc chuyển nhượng đất nông nghiệp và đất dân cư ở nhiều nơi còn chưa đúng luật đất đai, việc lấn chiếm đất công sử dụng sai mục đích và tranh chấp đất đai ở một số
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nơi còn phức tạp. Vì vậy việc đảm bảo thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai trở thành vấn đề cần tập trung giải quyết.
* Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Trước đây, công tác quản lý giám sát quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất chưa được quan tâm đúng mức. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến kết quản thực hiện một số nhiệm vụ quản lý của Nhà nước về đất đai.
Thi hành các quy định về Luật đất đai hiện nay UBND huyện đã quan tâm nhằm đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất ngày càng đầy đủ và tốt hơn so với giai đoạn mới tái lập huyện.