0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Lựa chọn phương án điều khiển dòng (PWM current control)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BỘ LỌC TÍCH CỰC SỬ DỤNG LÍ THUYẾT CÔNG SUATAS TỨC THỜI (Trang 106 -107 )

v a, b, c bo loc tich cuc noi tiep

4.4.2. Lựa chọn phương án điều khiển dòng (PWM current control)

Sau khi tổng hợp xong bộ điều khiển , một bước vô cùng quan trọng nữa là lựa chọn phương án điều khiển dòng của nghịch lưu nguồn áp. Trong thực tế có nhiều phương án đã được lựa chọn để thực hiện, cụ thể có 2 phương pháp thông dụng nhất là bộ điều khiển dòng trễ (Hysteresis Controller) và bộ điều khiển so sánh độ dốc (Ramp Comparison) [7,8,9].

Phần dưới đây ta sẽ trình bày sơ qua về các phương án này :

a. Bộ điều khiển trễ (Hysteresis Controller) :

Một phiên bản của bộ điều khiển dòng trễ mô tả trong tài liệu [1] sử dụng 3 bộ điều khiển độc lập, một bộ cho mỗi pha. Điều khiển cho một chân nghịch lưu được chỉ ra trong hình 4.8. Khi dòng dây trở nên lớn hơn hay nhỏ hơn dòng tham chiếu bởi băng trễ thì chân nghịch lưu sẽ được chuyển trạng thái theo chiều âm hoặc dương, nó cung cấp một dòng tức thời giới hạn nếu dây trung tính được kết nối với điểm giữa của bus một chiều. Do đó băng trễ chỉ rõ gợn dòng cực đại giả định rằng không có bộ điều khiển nào của nghịch lưu bị trễ. Tần số chuyển mạch nghịch lưu sẽ biến đổi qua một chu kì nghịch lưu cơ bản khi các gợn dòng được xác lập bởi băng trễ. Trong một hệ thống không có dây trung tính sai lệch dòng thực tế có thể gấp 2 lần băng trễ, giả định rằng các dòng tham chiếu 3 pha có tổng là 0. Một sự trình bày chi tiết hiện tượng này sẽ được trình bày sau.

ifa i*Ca + A+ A- LOCKOUT CIRCUIT

b. Bộ điều khiển so sánh độ dốc (Ramp Comparison): Không đồng bộ sóng mang sin với phản hồi dòng.

Bộ điều khiển so sánh độ dốc cho một chân nghịch lưu chỉ ra trong hình 4.9. Bộ điều khiển có thể coi như việc sinh ra một tín hiệu sóng mang PWM không đồng bộ với sai lệch dòng coi như các hàm điều biến. Sai lệch dòng được so sánh với tín hiệu sóng mang và nếu như sai lệch dòng mà lớn hơn (hay nhỏ hơn) tín hiệu sóng mang thì sau đó chân nghịch lưu sẽ được chuyển mạch theo chiều dương (hay âm).

Với sóng mang hình sin-tam giác, bộ nghịch lưu sẽ chuyển mạch tại tần số sóng mang và sinh ra các sóng hài . Các sự giao nhau của độ dốc bởi sai lệch dòng có thể là một vấn đề khi giới hạn thời gian của sự thay đổi của sai lệch dòng trở nên lớn hơn thời gian của tín hiệu răng cưa.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BỘ LỌC TÍCH CỰC SỬ DỤNG LÍ THUYẾT CÔNG SUATAS TỨC THỜI (Trang 106 -107 )

×