v a, b, c bo loc tich cuc noi tiep
3.3. SO SÁNH GIỮA BỘ LỌC TÍCH CỰC NÔI TIẾP VÀ BỘ LỌC TÍCH CỰC SONG SONG
SONG SONG
Bảng 3.1 tổng kết sự so sánh giữa lọc tích cực song song và lọc tích cực nối tiếp. Lưu ý rằng lọc tích cực nối tiếp có một mối liên hệ kép trong mỗi điểm cụ thể với lọc tích cực song song.
Bảng 3.1. So sánh giữa lọc tích cực song song và nối tiếp
Lọc tích cực song song Lọc tích cực nối tiếp Cấu hình mạch Hình 3.7 Hình 3.11
Mạch công suất Bộ biến đổi PWM nguồn áp với chu kì dòng nhỏ
Bộ biến đổi PWM nguồn áp không có chu kì dòng nhỏ
Hoạt động Nguồn dòng Ic Nguồn áp Vc
Tải phi tuyến phù hợp
Diode/tiristor chỉnh lưu với tải điện cảm
Diode chỉnh lưu với tải điện dung
Chức năng thêm Bù công suất phản kháng Bù điện áp xoay chiều Coi rằng hệ thống phân phối dựa trên định nghĩa về một nguồn áp phân phối tới hộ tiêu thụ cuối cùng. Thông thường nó là một nguồn áp lý tưởng. Do đó, hầu hết các trường hợp thì trở kháng nguồn tương đối nhỏ, dạng sóng điện áp được coi như là sin trơn tru khi tải là phi tuyến và dòng thì bị méo. Trong trường hợp này nguyên lý bù cơ bản dựa trên bộ lọc tích cực song song như hình 3.6.
3.4. NHẬN XÉT
Chương này trình bày tổng quan về các cấu trúc lọc tích cực song song và nối tiếp trong lưới điện và sự cần thiết của chúng trong lưới điện hiện nay. Bộ lọc tích cực song song thì thực hiện quá trình bù dòng sóng hài dòng điện song song, còn bộ lọc tích cực nối tiếp thì thực hiện quá trình bù điện áp một cách nối tiếp cho lưới. Chương này là tiền đề nền tảng cho sự phát triển bộ lọc tích cực song song ở chương sau.
CHƯƠNG 4. TỔNG HỢP BỘ ĐIỀU KHIỂN CHO CẤU TRÚC SHUNT –APF 4.1. MÔ TẢ CHUNG BỘ LỌC TÍCH CỰC SONG SONG
Bo dieu khien loc tich cuc bo dieu khien dong PWM
Hình 4.1: Sơ đồ cơ bản của bộ lọc tích cực song song Như sơ đồ trên, bộ lọc tích cực song song có 2 phần chính là:
• Phần công suất gồm bộ biến đổi nguồn áp PWM
• Phần điều khiển gồm bộ điều khiển dòng cho nghịch lưu PWM (current control PWM) [6].