Các nguồn hình thành vốn đầu tư phát triển ở tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 (Trang 34 - 35)

THỰC TRẠNG VỀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ Ở THANH HÓA

2.3.1Các nguồn hình thành vốn đầu tư phát triển ở tỉnh Thanh Hóa

Theo nguồn hình thành vốn đầu tư phát triển thì ở Thanh Hóa cũng như các tỉnh khác đều hình thành từ 2 khu vực trong nước và ngoài nước. Nguồn vốn trong nước bao gồm NSNN do địa phương quản lý, vốn tín dụng, vốn DNNN, doanh nghiệp ngoài nhà nước, vốn dân cư, vốn TW đầu tư trên địa bàn. Vốn ngoài nước: bao gồm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

2.3.1.1 Xác định vốn a. Xác định vốn

ĐTPT là một trong những yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế, và giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao mức sống của dân cư, nâng cao mặt bằng dân trí và bảo vệ môi trường sinh thái. Do nhận thức được vai trò quan trọng đó, những năm qua, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều chính sách nhằm huy động tối đa các nguồn vốn cho phát triển KTXH.

Tổng vốn ĐTPT toàn tỉnh năm 2009 đạt 21200 tỷ đồng cao gấp 3,6 lần so với năm 2005. tính cả giai đoạn 2005-2009 thu hút vốn khoảng 60990 tỷ đồng, bình quân mỗi năm thu hút khoảng 12200 tỷ đồng. từ năm 2008 thì tổng vốn đầu tư tăng nhanh từ 10800 tỷ đồng lên tới 15450 tỷ đồng

Với lượng vốn huy động được, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung chủ yếu để đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn.

(giá hiện hành)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009

Tổng vốn ĐT toàn xã hội 5810 7730 10800 15450 21200

1. Nguồn vốn trong nước 5515 7220 9710 13630 18960

1.1Vốn ngân sách nhà nước 1974 2430 2860 4354 6880 1.2 Vốn tín dụng 486 580 1480 2472 4623 1.2 Vốn DNNN 195 680 720 1224 1040 1.3 Vốn dân cư và thành phần kinh tế khác. 2860 3530 4650 5580 6417

2. Nguồn vốn nước ngoài 295 510 1090 1820 2240

Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thanh Hóa.

b. Về tốc độ tăng vốn đầu tư

Về tốc độ tăng vốn ĐTPT: từ năm 2005 đến 2009 tốc độ tăng vốn đầu

tư không ổn định ( dựa trên biểu đồ 2.1). Tốc độ tăng cao nhất là năm 2007 với tốc độ là 30%, đến năm 2008 có chững lại xuống còn 15,7% và đến năm 2009 cũng đã lên tới 26%, trung bình hàng năm là 24,4%. Nhìn chung tốc độ tăng vốn là rất khá, tỷ lệ tăng cao, phù hợp với tốc độ tăng của cả nước, cần phải phát huy tốc độ tăng vốn này.

Bảng 2.4: Tốc độ tăng vốn ĐTPT của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005-2009.

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009

Tổng vốn ĐTPT(giá cố định) (tỷ đồng)

3750 4703 6140 7107 8953

Tốc độ tăng vốn(%) 25,4 30,5 15,7 26,0

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 (Trang 34 - 35)