Đánh giá tổng quan về những tiềm năng và khả năng phát huy những lợi thế so sánh vào phát triển các mục tiêu của phát triển của tỉnh.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 (Trang 27 - 29)

THỰC TRẠNG VỀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ Ở THANH HÓA

2.1.3Đánh giá tổng quan về những tiềm năng và khả năng phát huy những lợi thế so sánh vào phát triển các mục tiêu của phát triển của tỉnh.

so sánh vào phát triển các mục tiêu của phát triển của tỉnh.

2.1.3.1 Những mặt thuận lợi

(1) Quá trình đổi mới của đất nước đang tạo đà thuận lợi cho sự phát triển của cả nước nói chung và Thanh Hóa nói riêng. Và là tỉnh được hưởng lợi từ những chính sách của cả 2 nghị quyết 37/NQ-TW và 39/NQ-TW của Bộ Chính Trị, Thanh Hoá có điều kiện thu hút nguồn hỗ trợ đầu tư lớn ở trương ương để phát triển cơ cấu hạ tầng, sắp xếp dân cư, tổ chức lại sản xuất trên địa bàn.

(2) Diện tích tự nhiên rộng, địa bàn đa dạng, tài nguyên thiên nhiên phong phú, trong đó có một số loại có tiềm năng lớn như đất đai, tài nguyên rừng, tài nguyên biển và tài nguyên khoáng sản, du lịch… là những nguồn lực quan trọng để phát triển đa dạng các ngành nghề, hình thành nền kinh tế tổng hợp. Ngoài ra, tỉnh Thanh Hóa còn nằm ở vị trí thuận lợi là điểm nối giữa vùng Bắc Bộ và Nam Trung Bộ và Nam Bộ, đồng thời là cửa ngõ ra biển chủ yếu của vùng trung du miền núi Bắc

Bộ và các tỉnh Lào, và có một số cửa khẩu với Lào. Tạo đà cho giao thương, đối ngoại và dịch vụ quốc tế.

(3) Phương hướng phát triển kinh tế xã hội miền tây Thanh Hóa và phía tây đường Hồ Chí Minh đến năm 2020 đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt, đặc biệt hình thành khu kinh tế Nghi Sơn với nhiều công trình kinh tế lớn của quốc gia và những chính sách ưu đãi sẽ là “cú hích” lớn để Thanh Hóa thu hút mạnh vốn đầu tư, tạo bước đột phá trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế kinh tế theo hướng CNH, HĐH.

(4) Những năm gần đây nền kinh tế của tỉnh phát triển khả quan, đạt tốc độ tăng trưởng cao và có xu hướng tăng dần vào những năm cuối kỳ, các lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, an ninh chính trị, trật tự xã hội… tạo đà cho sự phát triển nhanh hơn trong các giai đọa tiếp theo.

(5) Nguồn nhân lực dồi dào, có truyền thống lao động cần cù, ham học hỏi… cũng là một lợi thế để tiếp cận nhanh với khoa học và công nghệ hiện đại và tri thức mới cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong tương lai.

2.1.3.2 Những mặt khó khăn và thách thức

(1) Địa bàn rộng, trong đó 2/3 là đồi núi hiểm trở, kinh tế chậm phát triển, kết cấu hạ tầng còn nhiều yếu kém và chưa đồng bộ… ảnh hưởng đến thu hút và sử dụng đến vốn đầu tư của tỉnh.

(2) Là một trong những tỉnh nghèo trong cả nước, sản xuất hang hóa phát triển chưa mạnh, quy mô bé, GDP bình quân đầu người chỉ bằng 65% mức trung bình của cả nước. Ngoài ra, khoảng cách chệnh lệch về thu nhập giữa vùng thấp và vùng cao, giữa nông thôn và thành thị còn rất lớn.

(3) Nền kinh tế phát triển nhanh nhưng chưa bền vững, chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động chậm. Hệ thống kết cấu hạ tầng tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Việc hình thành phát triển các khu công nghiệp, kinh tế còn chậm, chưa có tác động đáng kể thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng và của tỉnh.

(4) Tốc độ đô thị hóa chậm, tỷ lệ đô thị hóa quá thấp, chỉ đạt 9,8% trong khi trung bình cả nước là 26% nên chưa tạo được các khu vực động lực, các hạt nhân tăng trưởng có sức lan tỏa rộng, lôi kéo và thúc đẩy các vùng ngoại vì cùng phát triển.

(5) Nguồn nhân lực dồi dào nhưng chất lượng thấp, thừa lao động phổ thông nhưng thiếu lao động kỹ thuật. Tình trạng thiếu việc làm và việc làm không ổn định, nhất là khu vực nông thôn vẫn còn bức xúc. Đội ngũ cán bộ khoa học, cán bộ quản lý

và các doanh nghiệp… còn nhiều bất cập về số lượng và chất lượng so với yêu cầu phát triển của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Đây là sức ép lớn đòi hỏi phải có kế hoạch cụ thể để đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của tỉnh trong giai đoạn tới.

(6) Cuối năm 2008 với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm suy giảm kinh tế ở Việt Nam: làm lạm phát tăng cao, giá cả thị trường không ổn định có tác động không thuận lợi cho thực hiện các chỉ tiêu phát triển.

Với thực trạng trên, để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng hiệu quả, bền vững trong thời gian tới, đòi hỏi cần có sự quyết tâm cao của lãnh đạo các cấp, các ngành và toàn thể cán bộ nhân dân trong tỉnh để vượt qua những khó khăn và thách thức nêu trên đồng thời phải có định hướng phát triển phù hợp và các giải pháp cụ thể để phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của tỉnh và trên từng lãnh thổ.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 (Trang 27 - 29)