THỰC TRẠNG VỀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ Ở THANH HÓA
2.2.1 Tình hình phát triển kinh tế
2.2.1.1 Tăng trưởng và quy mô kinh tế
Trong hơn 20 năm đổi mới, cùng với xu hướng phát triển chung của cả nước, kinh tế Thanh Hóa đã từng bước ổn định và đang trên đà phát triển, đời sống được cải thiện rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm 2005 là 8,5% đến năm 2008 đã tăng là 11,3% và năm 2009 có sự chững lại do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới nên chỉ đạt là 10,8%. Tốc độ tăng trung bình giai đoạn 2001-2005 là 9,1% và 2006-2009 là 10,7%. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng của Thanh Hóa cao hơn so với tốc độ tăng trung bình của cả nước (năm 2009 là 6,23%)
Về quy mô kinh tế, thì do xuất phát điểm thấp nên mặc dù tốc độ tăng trưởng khá nên quy mô nền kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, phát triển, thu nhập dân cư còn nhiều khó khăn. Thu nhập bình quân đầu người năm 2005 là 430USD đến năm 2009 là 720 USD thấp hơn so với cả nước năm 2009 ở cả nước thu nhập bình quân đầu người là 1055 USD. Thu nhập của người dân vẫn còn kém so với trung bình của cả nước
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu kinh tế của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005-2009
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 BQ năm
2005-2009
Tốc độ tăng trưởng(%) 8,5 10,2 10,5 11,3 10,8 10,26
GDP( giá hh)(tỷ đồng) 21572 25497 35095 42355
Công nghiệp và xây dựng 7874 9317 12667 16527
Nông lâm thủy sản 6300 7283 10524 11550
Dịch vụ 7398 8879 11962 14548
GDP( giá 1994) 11910,0 13125 14497,0 16144 17887 Công nghiệp và xây dựng 4538,0 4790 5835,0 6794 7861
Nông lâm thủy sản 3633,0 3833 3834,0 3943 4054
Dịch vụ 3739,0 4502 4827,6 5407 5973
GDP/ người/năm (USD) 430 471 519,5 575 720
Nguồn: báo cáo phát triển KTXH tỉnh Thanh Hóa từ năm 2005-2009 2.2.1.2 Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu
a. Cơ cấu ngành kinh tế
Cùng với tốc độ tăng trưởng, cơ cấu kinh tế của Thanh Hóa cũng từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong tổng GDP ngày càng tăng lên. Năm 2009, cơ cấu giữa 3 khối ngành nông lâm nghiệp- công nghiệp, xây dựng- dịch vụ trong tổng GDP của tỉnh là 27,3%- 38,4%- 34,3% so với năm 2005 là 31,5%- 35,1%- 33,4%. Nền kinh tế của tỉnh đang hình thành rõ nét cơ cấu kinh tế công nghiệp-dịch vụ- nông nghiệp. đây là kết quả đáng khích lệ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Với xu hướng này Thanh Hóa có khả năng thực hiện được mục tiêu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế KT_XH tỉnh đến năm 2010 đã được phê duyệt là 24-25%;39-41%;34-37%
Bảng 2.2. Cơ cấu các ngành kinh tế giai đoạn 2005 – 2009
Đơn vị: %
Cơ cấu các ngành kinh tế 2005 2006 2007 2008 2009
Nông, lâm, thủy sản 31,5 30,3 28,4 29,9 27,3
CN_ XD 35,1 36,5 36,8 36,1 38,4
Dịch vụ 33,4 33,2 34,8 34 34,3
Nguồn: báo cáo phát triển KTXH từ năm 2005-2009 của tỉnh Thanh Hóa b. Cơ cấu thành phần kinh tế
và chuyển đổi mô hình quản lý các doanh nghiệp quốc doanh, cơ cấu thành phần kinh tế của tỉnh đã dịch chuyển phù hợp dần với cơ chế thị trường. khu vực kinh tế ngoài quốc doanh được phát triển, chiếm ưu thế trong sản xuất nông nghiệp và các ngành dịch vụ.
Khu vực ngoài quốc doanh: tỉnh đang đẩy mạnh việc thực hiện đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, bên cạnh việc củng cố một số doanh nghiệp công ích và các doanh nghiệp hoạt động theo hình thức công ty TNHH một thành viên, phần lớn các doanh nghiệp quốc doanh của tỉnh sẽ được cổ phần hóa, tỷ trọng kinh tế quốc doanh trong GDP tiếp tục giảm dần từ 27,6% năm 2000 xuống còn 25,4% năm 2007.
Khu vực ngoài quốc doanh: tỉnh đã huy động được nguồn lực đáng kể trong dân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong mọi lĩnh vực, nên thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển năng động hơn, càng ngày thể hiện rõ thích nghi với cơ chế thị trường nên tốc độ tăng trưởng khá tỷ trọng năm 2007 là 70,6%, cao hơn so với trung bình của cả nước (45,7%) và đang có tác động lớn tới tỉnh.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài mới được hình thành và phát triển nên còn chiếm tỷ trọng thấp trong nền kinh tế. năm 2007 chỉ chiếm 4% GDP toàn tỉnh. Tuy nhiên đây sẽ tác động không nhỏ trong tương lai.
c. Cơ cấu theo lãnh thổ
Cơ cấu thành thị và nông thôn: hiện nay 67,2% số lao động của Thanh Hóa làm trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp với gần 90% dân số sống trong khu vực nông thôn, nhưng tổng giá trị gia tăng chỉ chiếm 27,3% trong GDP của tỉnh. Điều đó cho thấy, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông lâm nghiệp sang các lĩnh vực khác diễn ra chậm. Mức chệnh lệch về thu nhập giữa lao động nông lâm nghiệp với lao động trong các ngành nghề khá cao, khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn càng lớn.
Cơ cấu vùng: kinh tế các vùng đều tăng trưởng nhanh, nhưng đang có xu hướng tập trung cao ở vùng đồng bằng và ven biển.
Vùng ven biển: kinh tế tiếp tục tăng với tốc độ tăng cao từ 8,6% giai đoạn 1996-2000 lên hơn 11%giai đoan 2001-2009, dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng. tỷ trọng kinh tế của vùng này cao khoảng 30% năm 2007.
Vùng đồng bằng: Có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng nền kinh tế khá phát triển, trong nhiều năm duy trì tốc độ ở mức trên 8%/năm. Tỷ trọng GDP toàn tỉnh giữ mức khá cao khoảng 56%.
Vùng trung du miền núi: là vùng khó khăn so với các vùng khác. Tốc độ tăng chỉ đạt 5-6%/năm và GDP chỉ chiếm 14% năm 2007.
Nhìn chung cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển biến đúng hướng, phù hợp lợi thế của tỉnh. Tuy nhiên tỉnh cần những chính sách và giải pháp tích cực để tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm dần mức chênh lệch bảo đảm phát triển bên vững giữa các vùng.