Tình hình phát triển các lĩnh vực xã hộ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 (Trang 32 - 34)

THỰC TRẠNG VỀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ Ở THANH HÓA

2.2.2Tình hình phát triển các lĩnh vực xã hộ

2.2.2.1 Giáo dục và đào tạo

Giai đoạn 2005-2009, sự nghiệp giáo dục ở tỉnh Thanh Hóa tiếp tục được quan tâm và phát triển, chất lượng dạy học ngày càng nâng cao, cơ sở vật chất kỹ thuật được cải thiện rõ rệt. năm 2008-2009 trong tỉnh đạt 649 trường mầm non, có 724 trường tiểu học, 647 trường THCS và có 3 trường TH và THCS, 102 trường THPT, 29 trung tâm giáo dục thường xuyên. Về cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học trên địa bàn toàn tỉnh, kể cả vùng sâu vùng xa.

Đội ngũ giáo viên được bổ sung thường xuyên, từng bước hoàn thiện về cơ cấu và nâng cao chất lượng giảng dạy, đáp ứng tốt hơn về sự nghiệp giáo dục của tỉnh

Về mặt đào tạo: công tác giáo dục dạy nghề và đào tạo chuyên nghiệp có bước phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, phong phú loại hình đào tạo. hệ thống các trường đào tạo đang được xây dựng khá đồng bộ và hoàn chỉnh. Toàn tỉnh hiện có 1 trường đại học, 3 cao đẳng, 6 trường trung cấp chuyên nghiệp, 1 trường đại học dự bị dân tộc, 9 trường cao đẳng và trung cấp nghề, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, 14 trung tâm giáo dục thường xuyên, 3 cơ sở đào tạo của trung ương. Ngoài đào tạo chính quy ra tỉnh còn mở thêm không chính quy ở mọi cấp đào tạo nên công tác đào tạo đạt kết quả tốt. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 12,2% năm 1995 lên 19% năm 2000, 27% năm 2005 và 31,5 năm 2007.

2.2.2.2 Khoa học công nghệ và môi trường

Công tác khoa học công nghệ và quản lý môi trường đã nhận thức rõ rệt trong nhận thức cũng như triển khai ứng dụng vào thực tiễn.

Trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp đã tiếp thu làm chủ trong lĩnh vực công nghệ sinh học, góp phần cải thiện về giống cây trồng và vật nuôi.

Trong công nghiệp đã áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới, hệ thống quản lý chất lượng, tăng sử dụng nguyên liệu trong nước, giảm nguyên liệu ngoại nhập, tăng khả năng cạnh tranh các mặt hang sản xuất trên địa bàn

Trong y học: đã áp dụng thành công một số công nghệ mới và khám và điều trị bệnh, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã và đang tích cực triển khai chương trình tin học hóa trong cơ quan Đảng và Nhà nước, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực lãnh đạo.

Trong công tac quản lý và khai thác sử dụng các tài nguyên thiên nhiên trong tỉnh có nhiều tiến bộ, bước đầu khai thác có hiệu quả tài nguyên khoáng sản và sản xuất công nghiệp, tài nguyên nước phụ vụ sản xuất nông nghiệp… tài nguyên được quản lý chặt chẽ và bảo vệ môi trường được khắc phục.

2.2.2.3 Y tế và chăm sóc sức khỏe

Mạng lưới y tế được xây dựng khá hoàn thiện từ tỉnh đến xã phường, các cơ sở y tế được đầu tư cơ bản về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và nguồn nhân lực ngày càng được tăng cường.

Năm 2009, trên địa bàn có 738 cơ sở khám chữa bệnh bao gồm 40 bệnh viện, số giường bệnh 5623 giường, trung bình có 14,99 giường trên 1 vạn dân, trung bình có 5 bác sỹ trên 1 vạn dân. 100% xã có trạm y tế, 57% xã đạt 10 tiêu chuẩn quốc gia về y tế.

Các cơ sở y tế đã được đầu tư về cơ sở vật chất và trang thiết bị nên đã đáp ứng ngày càng tốt hơn công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Bệnh viện đa khoa tỉnh được nâng cấp toàn diện, khắc phục tình trạng chuyển lên tuyến trung ương. Các bệnh viện huyện được nâng cấp và sửa chữa, xây dựng mới,, trạm y tế xã được đầu tư.

Mạng lưới y tế dự phòng được phát triển, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu của nhân dân được chăm lo, nhiều chương trình y tế được triển khai và thực hiện tương đối tốt, tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm được cải thiện. Các dịch bệnh lớn được kiểm soát tương đối hiệu quả.

2.2.2.4 Văn hóa, thông tin thể dục thể thao

Văn hóa thông tin: phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là trọng tâm xây dựng văn hóa, thực hiện nết sống văn minh. Số làng văn hóa tăng nhanh năm 2009 số làng văn hóa là 5750 làng, những giá trị văn hóa được gìn giữ và phát huy

Phát thanh truyền hình: công tác phát thanh, truyền hình tăng nhanh cả số lượng và chất lượng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, giữ vững an ninh và trật tự

xã hội. tỷ lệ phủ sóng phát thanh là 99% là phủ sóng truyền hình là 92%. Có cả chương trình phủ sóng tiếng dân tộc.

Phong trào thể dục thể thao quần chúng được phát triển rộng khắp, đã thành hoạt động thường xuyên trong rèn luyện sức khỏe của mọi tầng lớp dân cư. Tỉnh đã xây dựng được 1 số công trình thể thao quan trọng để nâng cao phong trào.

2.2.2.5 Công tác xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 (Trang 32 - 34)