Các yếu tố cần xem xét khi lựa chọn tuyến cáp
Khi nghiên cứu lựa chọn hướng tuyến cho một hệ thống cáp quang biển cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau đây để tối thiểu hóa những tác động có hại đến quỹ công suất hệ thống, đến thay đổi chiều dài tuyến cáp và tối ưu về giá đầu tư:
+ Biên giới quốc gia; + Hoạt động đánh cá;
+ Các tuyến cáp biển và tuyến dẫn dầu hiện tại và trong kế hoạch; + Các khu vực dành cho khai thác dầu khí, khai thác cá;
+ Những hạn chế về hàng hải. +Neo tàu;
+ Những công trình bờ biển khác;
Điều kiện đáy biển
+ Độ dốc bề mặt đáy biển cần phải được tính đến khi thiết kế tuyến.
+ Các thông tin địa lý của bề mặt đáy biển cần phải có đầu tư cho thiết kế. Những khu vực bãi cát ngầm cần tránh xa vì rất khó chôn cáp. Hầu hết các tuyến chạy qua thềm lục địa đều có độ dốc lớn, các lòng chảo nước sâu. Để giảm rủi ro với cáp do tính không ổn định của sườn dốc và tác động xoáy của dòng hải lưu, nói chung, tuyến cáp được rải vuông góc với hướng của sườn dốc. Ở vùng nước nông, khi cáp cần chôn phải tránh những bải đá ngầm, san hô, những khu vực mà thủy lực học và trầm tích đáy biển có biến động cũng cần tránh do khó khăn thi công đạt chất lượng.
+ Đánh bắt cá: Theo thống kê, đánh bắt cá là một nguyên nhân chính của sự cố cáp biển đối với các tuyến cáp không chôn hoặc chôn không thích hợp.
+ Các tuyến cáp biển, tuyến ống dẫn dầu hiện có và có trong kế hoạch.
Khi thiết kế tuyến cáp biển tính đến việc khả năng tuyến rẽ đi cắt ngang những tuyến cáp biển hoặc tuyến ống dẫn dầu hiện có cũng như sẽ có trong kế hoạch. Phải hạn chế tối đa việc cắt ngang này vì rủi ro cao đối với tuyến thi công.
Đối với tuyến Đà Nẵng – Hong Kong có khả năng phải cắt ngang qua một số tuyến cáp biển và tuyến ống dẫn dầu hiện có và trong kế hoạch.
+ Neo tàu: Neo tàu là một nguyên nhân chính đe dọa tới các tuyến cáp biển. Tuyến cáp biển phải lựa chọn để tránh những khu vực neo tàu biển. Ở một số vùng biển sâu, như Hong Kong đoạn cập bở của cáp phải chôn sâu đến 10m.