Những tiến bộ công nghệ đối với thiết bị đầu cuối

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ CNTT: Hệ thống cáp quang biển và ứng dụng thực tiễn (Trang 125 - 126)

3.3.5.1. Kỹ thuật điều biến

Đối với hệ thống 2.5 Gbit/s phương thức điều biến thông dụng là NRZ. Ưu điểm của phương thức điều biến này là chiếm băng thông thấp hơn, mạch điện tử khá đơn giản. Đối với hệ thống DWDM nx10 Gbit/s ngày nay thì phương thức điều biến là RZ, vì nó cho phép độ nhạy cao hơn (suy hao nhiều hơn trong một khoảng lặp). Tuy nhiên, nó chiếm băng thông lớn hơn NRZ.

Bên cạnh điều biến NRZ tương ứng tiêu chuẩn, các kỹ thuật điều biến tiên tiến, bao gồm RZ dịch tần (CRZ), RZ đơn biến (SSB-RZ), RZ triệt sóng mang (CS- RZ) và điều biến Dno-Binary đang được nghiên cứu cho các hệ thống 10 Gbit/s và 40 Gbit/s. Trong tương lai, Dno-Binary và CS-RZ là hai phương thức điều biến sẽ cho nhiều hứa hẹn để giảm xuyên kênh phi tuyến trong các hệ thống DWDM.

3.3.5.2. Sửa lỗi trước FEC

FEC đã được sử dụng trong nhiều hệ thống cáp quang biển từ cuối thập niên 90, các hệ thống được tiêu chuẩn hóa theo ITU-T G.975 và sử dụng tầng đơn mã FEC Reed Colomon với tăng 7% tốc độ truyền dẫn (9,58 Gbit/s tăng lên 10,660 Gbit/s)và cải thiện khoảng 5,8 dB độ lợi của hệ thống. Hiện nay, một số hãng sản xuất đã phát triển thế hệ thứ ai “super – FEC” sử dụng mã Colomon xích. Hệ thống có băng thông tăng lên 20% (từ 9,958 Gbit/s lên khoảng 12 Gbit/s) và cải thiện 7,5 – 7,7 dB độ lợi của hệ thống. Về lý thuyết, có thể phát triển thế hệ thứ ba phương thức FEC với độ lợi khuếch đại lên đến 10 dB.

3.3.5.3. Bù tán sắc thụ động

Việc sử dụng hỗn hợp hai loại sợi +D/-D (hoặc RDF, IDF) trên một khoảng lặp cho phép giảm khoảng 90% sai khác về tán sắc tích lũy giữa các kênh lớn nhất và thấp nhất của một hệ thống DWDM cự ly xa (>500 km). Điều này làm giảm đáng kể lượng bù tán sắc trước (tại đầu phát) và bù tán sắc sau (tại đầu thu) cần thiết. Sợi quang bù tán sắc (DCF) đơn giản là sợi có tán sắc dương và âm cao, vẫn tiếp tục phải sử dụng nhưng số lượng ít hơn nhiều, làm giảm giá thành thiết bị, giảm diện tích mặt bằng trạm cáp.

3.3.5.4. Bù tán sắc tích cực

Ngoài kỹ thuật bù tán sắc thụ động và sử dụng sợi DCF, hiện nay đang có những nghiên cứu phát triển kỹ thuật mới để bù tán sắc tích cực đối với tán sắc màu cũng như tán sắc mode phân cực (PMD). Một kỹ thuật sử dụng công nghệ Virtual Imaged Phased Array (VIPA) là rất hứa hẹn để bù tán sắc cố định và cũng có thể dùng để bù cho độ dốc tán sắc dư.

3.3.5.5. Laser điều chỉnh được

Laser điều chỉnh được trong dải 4 kênh với khoảng cách 0.4 nm hiện đã dùng trong hệ thống cáp quang biển WDM 10 Gbit/s. Đang nghiên cứu tiếp để mở rộng dải điều chỉnh lên đến nửa băng C hoặc L. Việc sử dụng loại Laser này sẽ làm giảm yêu cầu dự phòng cho các thiết bị SLTE.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ CNTT: Hệ thống cáp quang biển và ứng dụng thực tiễn (Trang 125 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)