Thiết bị TTE

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ CNTT: Hệ thống cáp quang biển và ứng dụng thực tiễn (Trang 110 - 113)

3.2.2.1. Cấu trúc của thiết bị TTE

Thiết bị đầu cuối truyền dẫn (TTE) là thành phần thiết bị của trạm cáp biển để xử lý tín hiệu từ phía mạng nội địa phù hợp để truyền qua hệ thống cáp quang biển. TTE gồm các thành phần:

- Thiết bị đầu cuối tuyến cáp biển (Submarine Line Terminal Equipment – SLTE)

- Thiết bị ghép kênh và kết nối như thiết bị SDH, DXC, Router, chuyển mạch bảo vệ.

- Thiết bị bảo dưỡng và nghiệp vụ.

3.2.2.2. Thiết bị SLTE

Thiết bị SLTE (hay LTE) là phần chính của trạm cáp. Nó xử lý các luồng tín hiệu giao tiếp với mạng nội địa, cho phép truyền đi trên hệ thống cáp biển, bao gồm: biến đổi điện/quang, xử lý FEC, ghép và tách kênh WDM, khuếch đại tín hiệu quang và bù tán sắc, ghép tín hiệu của hệ thống giám sát và kênh nghiệp vụ.

Hình 3.3 mô tả cấu hình thiết bị SLTE ghép WDM. Thiết bị gồm khối kết cuối đường truyền (Line-Terminating Unit – LTU) thực hiện biến đổi tín hiệu điện thành tín hiệu quang với bước sóng tương đối; khối kết cuối bước sóng (Wavelength Terminating Unit – WTU) thực hiện ghép và tách các tín hiệu quang để nối tới cáp biển và bộ điều khiển bảo dưỡng để theo dõi sự cố đường truyền, chất lượng truyền và lỗi thiết bị.

Hình 3.3. Cấu hình hệ thống của thiết bị SLTE WDM a. Khối kết cuối đường truyền (LTU)

Khối LTU bao gồm bộ giao diện STM để giao tiếp với mạng nội địa, bộ FEC để thực hiện sửa lỗi tuyến cáp biển và bộ OS/OR đường truyền để thực hiện biến đổi bước sóng cho việc ghép WDM và cũng có chức năng biến đổi mã RZ và chức năng điều biến pha để thực hiện truyền dẫn đường dài. Trong bộ OS/OR đường truyền,

phương pháp điều biến RZ được sử dụng bằng một bộ điều biến ngoài hấp thụ điện, phù hợp cho truyền dẫn đường dài và chất lượng truyền dẫn được cải thiện bằng việc sử dụng kỹ thuật sữa lỗi trước (Forward Error Correction – FEC) thế hệ hai với khả năng sửa lỗi nâng cao.

b. Mã sửa lỗi trước (FEC)

FEC sử dụng trong hệ thống cáp quang biển là loại Reed Solomon 256/236 (ITU-T G.975); với mã FEC này sẽ cải thiện đáng kể tốc độ lỗi bit BER. BERvào=10-4 tương đương với BER = 5*10-15 . Hãy tính heo độ lợi mã hóa, là sự chênh lệch giữa công suất quang vào đầu thu cần để đạt được cùng chỉ tiêu chất lượng khi có mã và không có mã. Trong hệ thống cáp quang biển, độ lợi này là 4 ÷ 5 dB.

c. Khối kết nối bước sóng (WTU)

Khối WTU gồm có bộ ghép/tách tín hiệu WDM, bộ khuếch đại quang, bộ bù tán sắc để bù sự tích lũy tán sắc trên khoảng cách lớn, một nguồn quang giả để ổn định tín hiệu WDM, và khối chức năng giám sát trạm lặp tạo thành giao diện để đấu nối với thiết bị giám sát đường truyền (Line Monitoring Equipment – LME).

Bộ khuếch đại quang có băng thông đến 30 nm nhờ sử dụng bộ cân bằng hệ số khuếch đại (Gain Equalizer) để làm min đặc tuyến hệ số khuếch đại phụ thuộc vào bước sóng trong bộ EDFA. Khoảng cách bước sóng 0.3 nm đã đạt được bằng cách dập (nén) xuyên kênh giữa các kênh liền kề bằng một dãy các cách tử dẫn sóng dàng (Array Wave Grating – AWG) và các bộ lọc quang có suy hao thấp.

Thiết bị SLTE có thể được giám sát và điều khiển thông qua bộ CIT (Craft Interface Terminal); Ngoài ra, SLTE còn có thể quản lý bằng NMS thông qua giao diện LAN, Q3.

3.2.2.3. Đặc tính và chỉ tiêu chất lượng của TTE

Đặc tính và chỉ tiêu chất lượng của TTE gồm:

- TTE được thiết kế nhằm ghép các luồng lưu lượng để truyền qua hệ thống cáp quang biển và các phương tiện điều khiển, giám sát. TTE tại các giao diện E/O tuân thủ theo các khuyến nghị ITU-T liên quan.

- Các thông số xác định tại giao diện trung gian giữa LTU và WTU gồm: đặc tính phổ, công suất phát bình quân, tỷ số phân biệt, tần số kênh, khoảng cách kênh, độ lệch tần số kênh; phương thức điều biến (RZ, NRZ); tốc độ bit, độ nhạy thu, dải bước sóng thu và tỷ số tín hiệu trên tạp âm quang.

- Điểm giao diện với cáp biển cần xác định các thông số: sự khác công suất kênh lớn nhất; công suất ra của kênh; tỷ số tín hiệu trên tạp âm của kênh.

- Chỉ tiêu jitter của TTE tuân thủ ITU-T G.823 trong toàn bộ tuổi thọ thiết kế của hệ thống, đặc biệt dùng sai jitter đối với mỗi DLS ở giao diện vào hệ thống; jitter đầu ra cực đại đối với mỗi DLS ở giao diện đầu ra của hệ thống; đặc tuyến truyền đạt

jitter với thiết bị đấu vòng đối với mỗi DLS giữa giao diện đầu vào và đầu ra của hệ thống. Đối với hệ thống SDH, chỉ tiêu jitter của TTE tại giao diện quang sẽ tuân thủ chuẩn ITU-T G.957.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ CNTT: Hệ thống cáp quang biển và ứng dụng thực tiễn (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)