Phƣơng pháp lấy mẫu nƣớc

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự phân bố của as trong tầng holocene nam dư, hà nội (Trang 44 - 48)

Chƣơng 2– ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1.1.Phƣơng pháp lấy mẫu nƣớc

Lấy mẫu nước ở độ sâu từ 0 – 3m

Để lấy mẫu nước tại độ sâu từ 0 – 3m với khoảng cách là 0.25 hoặc 0.5m tác giả dùng thiết bị drive-point piezometer (hình 2.2). Thiết bị này có khả năng lấy nước khá chính xác tại một độ sâu cụ thể nào đó.

Lấy mẫu nước ở độ sâu từ 5m đến 40m

Để lấy mẫu mẫu nước ở độ sâu từ 5m đến 40m, đề tài VietAs đã khoan một chùm gồm 11 giếng có độ sâu khác nhau (bảng 2.1). Hệ thống giếng này nằm sát bờ ven sông, cách đó khoảng 100m là trạm khai thác nước của nhà máy nước Nam Dư.

Bởi vậy, nước sông trong quá trình thấm vào tầng ngậm nước gần kề dưới tác dụng lọc thấm bờ cưỡng bức sẽ đi vào các giếng này.

Lỗ khoan được lắp đặt bằng ống nhựa PVC, đường kính 9cm. Miệng được đậy bằng nắp đúc từ sắt, đảm bảo kín, tránh việc xâm nhập của không khí vào nuớc giếng. Do vậy nước trong giếng khoan khi lấy mẫu sẽ không bị ảnh hưởng bởi ôxi không khí, giữ nguyên được trạng thái như ở dưới đất. Trong các lỗ khoan được lắp đặt một ống lọc ngắn như hình 2.4 đã minh họa. Với ống lọc này sẽ cho ta thông tin cụ thể về thành phần hóa học của nước ngầm ở

Hình 2.4. Lấy mẫu ở độ sâu cụ thể dùng ống lọc ngắn [1].

Hình 2.3. Sơ đồ vị trí bãi giếng.

một tầng trầm tích riêng biệt so với các giếng khoan lắp đặt ống lọc dài. Mẫu thu thập từ các giếng có ống lọc ngắn, gọi là lấy mẫu ở độ sâu cụ thể [1].

Riêng mẫu nước ở độ sâu 60m chúng tôi lấy tại trạm khai thác nước của nhà máy nước Nam Dư.

K H

Khi lấy mẫu nước tuân theo các qui tắc sau:

- Chờ từ 2 đến 3 tháng sau khi khoan mới tiến hành lấy mẫu. Việc lấy mẫu chỉ được thực hiện sau khi bơm bỏ đi vài lần thể tích giếng.

- Nước ngầm bơm lên được dẫn qua bộ dẫn dòng chảy kín liên tục để đảm bảo toàn bộ hệ thống dẫn nước từ giếng khoan đến các đầu điện cực hoàn toàn kín. Các điện cực đo các thông số hiện trường như nhiệt độ, pH, oxy hòa tan (DO), độ dẫn điện (EC) được cắm vào bộ dẫn dòng chảy kín này (hình 2.6).

- Toàn bộ dụng cụ lấy mẫu như xi lanh, màng lọc, cột tách As(III), kim và các van đều được sục khí nitơ để đuổi hết ôxi (hình 2.7).

- Nước ngầm được lọc qua màng 0,2µm để loại bỏ các chất rắn lơ lửng hoặc các chất keo, các hạt Fe và Al-oxihydroxit.

- Đối với các mẫu cation: axít hóa tới khoảng pH < 2, bảo quản ở nhiệt độ 40 C - Đối với các mẫu anion: không cần axit hóa, bảo ở nhiệt độ 40

C

- Đối với các mẫu metan: Sử dụng lọ thủy tinh có nút cao su kín đã hút chân không. Bảo quản ngay trong đá khô (CO2) ngoài hiện trường và ở điều kiện -20oC ở phòng thí nghiệm.

Hình 2.6. Bộ lấy mẫu theo dòng chảy và máy đo các thông số hiện trường.

DO pH Ec

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự phân bố của as trong tầng holocene nam dư, hà nội (Trang 44 - 48)