Các giả thiết khác về cơ chế giải phóng As từ trầm tích ra nƣớc ngầm

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự phân bố của as trong tầng holocene nam dư, hà nội (Trang 37 - 38)

Ngoài cơ chế chính nêu ở trên còn có một số các giả thuyết khác cũng được đề cập đến và đang được nghiên cứu như:

- Sự trao đổi ion cạnh tranh của anion phôtphat. Cơ chế này xuất hiện ở những vùng nông nghiệp sử dụng nhiều phân bón hóa học chứa phốt phát. Các anion phốt phát có cấu trúc tương tự asenat nên cạnh tranh vị trí hút bám trên bề mặt khoáng chất, cản trở sự hấp phụ của As do vậy làm tăng lượng As linh động trong nước ngầm. Chỉ thị đầu tiên cho cơ chế này đó là nồng độ phốt phát trong nước cao [20].

- Sự giảm diện tích bề mặt các khoáng oxit hay còn gọi là quá trình già hóa các khoáng cũng gây ra sự giải phóng As từ trầm tích vào nước ngầm. Các oxit Fe nhỏ mịn và hỗn độn bao gồm HFO (hydrous ferric oxide - FeOOH), sắt hoạt động, sắt từ… được hình thành rộng rãi ở giai đoạn đầu của quá trình phong

hóa. HFO mới được kết tủa vô cùng mịn, kết hợp thành từng cụm có đường kính khoảng 5nm và có diện tích bề mặt khoảng 600 m2

/g hoặc hơn. Dần dần chúng kết tinh thành dạng có trật tự hơn như goethite hoặc hematite tương ứng với cỡ tinh thể to và diện tích bề mặt giảm. Nếu mật độ các vị trí (nm2) và ái lực liên kết của các ion bị hấp phụ duy trì không đổi, khi diện tích bề mặt của một khoáng oxit giảm đi thì có một số ion bị hấp phụ sẽ giải hấp. Điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến sự giải hấp As (V) trước đó được hấp phụ trên bề mặt HFO do số lượng các vị trí hấp phụ bị giảm. Diện tích bề mặt của HFO tính toán được là 600 m2/g. Trong khi đó goethite có diện tích bề mặt là 150 m2/g thậm chí nhỏ hơn (xem hình 1.17) [20].

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự phân bố của as trong tầng holocene nam dư, hà nội (Trang 37 - 38)