Độc tính Cd

Một phần của tài liệu đánh giá sự tích lũy kim loại nặng (as, cd, pb) trong đất trồng rau ở huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 29 - 30)

Cadmium (Cd) là kim loại màu trắng dịu, điểm xanh, ít khi tìm thấy ở dạng nguyên chất, thƣờng tồn tại trong tự nhiên ở dạng Cd2+. Cd có nguyên tử lƣợng là 112,40 và áp suất bay hơi là 1,4 mm Hg, sôi ở 55550C. Cd nguyên chất không tan trong nƣớc còn các muối Cd có nồng độ hoà tan từ 0,00013 đến 140g/100ml.

Theo Báo cáo của Bộ Môi trƣờng Canada (CCME, 1997), Cd có thể ảnh hƣởng đến vi sinh vật đất và một số hoạt động vi sinh nhƣ sau: Tổng số vi khuẩn và nấm trong đất bắt đầu giảm đáng kể khi nồng độ Cd trong đất lớn hơn 2,9mg Cd/kg; ở nồng độ 5ppm Cd quá trình khoáng hóa giảm 17- 39%. Khi nồng độ lên đến 1000ppm quá trình nitrat hoá giảm 60%.

Cây trồng hút Cd khác nhau tuỳ theo họ và loài. Sự di chuyển Cd trong thực vật cũng khác nhau, có loài tích luỹ ở rễ, có loài tích luỹ ở lá. Nồng độ Cd thấp nhất bắt đầu xuất hiện độc hại nhìn thấy đƣợc đối với thực vật là 2,5 - 4mg/kg; ở nồng độ này năng suất lúa mỳ giảm 21%, ngô nảy mầm 28%.

Vật nuôi và động vật hoang dã có thể bị ngộ độc Cd khi ăn phải thức ăn giàu Cd; dĩ nhiên mức độ độc hại tuỳ theo loài, tuổi và trọng lƣợng cũng nhƣ phụ thuộc vào cả các cation khác trong thức ăn. Ví dụ các loại động vật có vú và chim có thể bị ngộ độc Cd ở nồng độ 15 - 1350 mg/kg trọng lƣợng. Trong giai đoạn tăng trọng, trọng lƣợng đàn lợn có thể giảm đến 96% mức tăng trọng nếu ăn mỗi ngày 140mg Cd/kg trọng lƣợng. Đối với vật nuôi thí nghiệm, liều bán tử vong LD50 qua thí nghiệm ở chuột theo con đƣờng tiêu hóa là 88- 357mg CdCl/kg trọng lƣợng. Trong môi trƣờng chứa oxit Cd, LD50 (hô hấp) là 29mgCd/m3 trong 15 phút.

Đối với sức khỏe con ngƣời Cd vào cơ thể qua phổi, bộ máy tiêu hóa. Khi bị nhiễm Cd, ngƣời ta có thể bị nôn mửa, ỉa chảy, rỏ nƣớc dãi, hay co giật. Với nồng độ từ 0,25 - 0,5 mg/kg trọng lƣợng qua con đƣờng tiêu hóa đã có thể gây ra đau dạ

Lª ThÞ H-êng K18 Cao häc M«i tr-êng

Một phần của tài liệu đánh giá sự tích lũy kim loại nặng (as, cd, pb) trong đất trồng rau ở huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 29 - 30)