Nhiều nghiên cứu cảnh báo rằng bón phân hữu cơ kể cả rác thải (đô thị) và các loại phân lân có thể sẽ làm gia tăng lƣợng Cd trong môi trƣờng đất. Một mặt ở các vùng ven nội và đô thị khó có thể tách bạch các nguồn rác thải và các hoạt động công nghiệp bao giờ cũng tiềm ẩn một lƣợng kim loại nặng nhất định có thể thải ra môi trƣờng, mặt khác trong các nguồn phân hữu cơ cũng có chứa một lƣợng nhất định Cd. Các số liệu phân tích đất ở Canada, Hà Lan, Tây Đức cho thấy lƣợng Cd của lớp đất tầng mặt sau nhiều năm bón phân hữu cơ có thể cao lên nhiều lần (từ 7 - 57 mg Cd/kg đất).
Theo Alina Kabata Pendias và Henryk Pendias (1985) [27] thì hàm lƣợng Cd trong một số chất bổ sung dùng trong nông nghiệp là rất lớn. Đặc biệt là phân lân có hàm lƣợng Cd tƣơng đối cao đạt 43 – 53mg/kg. Việc sử dụng thƣờng xuyên các loại phân này dẫn đến sự tích luỹ kim loại nặng trong đất (bảng 13).
Lª ThÞ H-êng K18 Cao häc M«i tr-êng
Bảng 13: Hàm lượng Cd trong một số loại phân bón
Các loại phân bón mg Cd/kg Phân bò 0,4 Phân chuồng 0,5 Phân lân 43 – 53 Vôi 0,03 – 1,0 Phân đạm <1 Phân NPK 3-24
Nguồn: Alina Kabata Pendias và Henryk Pendias, (1985)[27]
Những nghiên cứu về phân lân ở Việt Nam chƣa khẳng định, bón lân có thể làm gia tăng lƣợng Cd trong đất vì liều lƣợng phân lân dùng nói chung còn thấp, tuy vậy trong phân lân và mẫu quặng apatit đã đƣợc phân tích cũng chứa một lƣợng cadmium đáng kể (2,5 - 4 mg/kg).
Bảng 14 : Hàm lượng Cd trong mẫu phân ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam.
Loại phân ủ (khô) Cd (mg/kg) Địa điểm
Phân bò 0,48 Vĩnh Phúc
Phân gà 1,50 Hà Tây, Hà Nội
Phân lợn 0,54 Hà Tây
Phân ngƣời 0,39 Hà Nội, Hà Tây
Phân hữu cơ khoáng 0,70 Hà Nội
Super Phosphat (I) 2,77 Lâm Thao (BTPB)
Lª ThÞ H-êng K18 Cao häc M«i tr-êng
FMP Phosphat (I) 2,53 Văn Điển (BTPB)
FMP Phosphat (I) 2,63 Văn Điển (MC)
Quặng apatit 4,25 Lào Cai (BTPB)
Quặng apatit 2,88 Thanh Hóa (BTPB)
Nguồn: Kết quả đề tài Rurbifam, ACIAR Viện TNNH, 2002-2005,[28] 1.4.3.3. Sử dụng nước tưới
Theo Tạ Văn Cƣờng (2009) [5] phân tích tổng cộng có 350/806 (43,4%) mẫu nƣớc trên địa bàn các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Sóc Sơn, Từ Liêm ... thấy hàm lƣợng Cd dao động từ 0,0001 đến 0,0263 mg/l, đặc biệt đã tìm thấy 01 mẫu ở huyện Long Biên và 01 mẫu ở huyện Từ Liêm có hàm lƣợng Cd vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép so với QCVN 03: 2008.
Đối với mẫu nƣớc tƣới cho cây trồng vùng sản xuất rau trọng điểm tại địa bàn xã Song Phƣơng huyện Hoài Đức, tác giả Phạm Quang Hà 2008 [8] khi phân tích hàm lƣợng các kim loại nặng (Cu, Pb, Zn, Cd, As, Hg) phát hiện thấy hàm lƣợng Pb và Cd ở tất cả các mẫu phân tích đều vƣợt tiêu chuẩn cho phép 2-3 lần (đánh giá theo TCVN 6665:2000). Hàm lƣợng Pb trong nƣớc tƣới ở các mẫu phân tích từ 0,239-0,245 mg/l, trong khi giới hạn cho phép của chỉ tiêu này trong nƣớc tƣới cho sản xuất nông nghiệp là 0,1 mg/l. Tƣơng tự nhƣ vậy với hàm lƣợng Cd, theo tiêu chuẩn cho phép của TCVN6665:2000 là 0,01 mg/l thì các mẫu nghiên cứu đại diện có giá trị vƣợt ngƣỡng 2,5-3 lần (Hàm lƣợng Cd từ 0,027 mg/l đến 0,03mg/l)