Giải pháp

Một phần của tài liệu tiểu luận đánh giá mức độ nhận diện thương hiệu mạng di động beeline của sinh viên trường đại học kinh tế - huế (Trang 42 - 44)

2. Cơ sở thực tiễn

4.2 Giải pháp

Theo tìm hiểu của VnEconomy, lý do không phải vì thị trường viễn thông Việt Nam quá khắc nghiệt, hay phía Vimpelcom "cạn" vốn. Do đó, Beeline phải tăng cường vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, xây dựng thêm các trạm phát sóng và mở rộng phạm vi phủ sóng nhằm nâng cao chất lượng cuộc gọi.

Có chính sách giá phù hợp, Vì lượng thuê bao của Beeline còn quá thấp nên việc giảm giá các liên lạc nội mạng vẫn chưa kích thích được người tiêu dùng. Do đó, Beeline không chỉ tập trung vào các ưu đãi cho các liên lạc nội mạng mà còn phải có các chính sách giá ưu đãi và linh hoạt cho các liên lạc ngoại mạng.

Mặc dù Beeline luôn khẳng định là sẽ cạnh tranh không chỉ về mặc giá cước mà sẽ chú trọng vào các dịch vụ gia tăng. Tuy nhiên, các dịch vụ gia tăng của Beeline vẫn chưa tạo sự khác biệt hay nổi trội so với các nhà mạng khác. Đây là vấn đề mà Beeline cần phải khắc phục bằng cách áp dụng các công nghệ tiên tiến và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Phải là người đi tiên phong trong việc cung cấp các dịch vụ mới.

Gần đây các hoạt động xúc tiến, quảng cáo và marketing của Beeline đang bị chìm xuống nếu tiếp tục duy trì tình trạng này thì Beeline sẽ dần rơi vào quên lãng trong tâm trí khách hàng và các nổ lực marketing trước đó sẽ trở nên vô nghĩa. Do đó, Beeline phải thường xuyên, liên tục duy trì các hoạt động xúc tiến để duy trì và phát triển hình ảnh trong tâm trí của khách hàng.

Phn III: Kết lun

Trước sự tồn tại và cạnh tranh quyết liệt của 7 “nhà mạng” hiện hữu, có lẽ ai cũng có thể đoán trước được một trong những nước cờ hiệu quả và cơ bản nhất vẫn là đánh vào giá cước. GTEL Mobile đã tận dụng triệt để cơ hội ra mắt của mình bằng gói dịch vụ được dự đoán là “sốc nhất từ trước đến nay”. Ngay từ khi đoạn quảng cáo đầu tiên của Beeline chưa xuất hiện trên TV, nó đã trở thành tâm điểm bàn luận của giới trẻ trên các cộng đồng trực tuyến.

Bên cạnh đó Beeline đã bỏ qua cách tiếp cận khách hàng theo cách truyền thống, tìm lối đi riêng đón đầu trào lưu trong việc cung cấp dịch vụ di động. Phân khúc thị trường dành cho giới trẻ bao giờ cũng là miếng bánh hấp dẫn mà không một nhà cung cấp dịch vụ di động nào có thể bỏ qua. Bất chấp sự hiện diện của các nhà mạng đi trước, các “tân binh” đã nhanh chóng tạo ra những trào lưu mang mới trong giới trẻ Việt.

Những nghiên cứu thị trường viễn thông cũng chỉ ra, giới trẻ là đối tượng khách hàng dễ thay đổi, nhất là với những sinh viên, học sinh còn phải tính toán chi tiêu hàng tháng. Thực tế, không có một “cây đũa thần” nào có thể tạo ra giải pháp chung cho sự phát triển của các mạng di động mới. Trong bối cảnh đó, hai mạng di động mới là Vietnamobile và Beeline đã bỏ qua cách tiếp cận khách hàng theo kiểu truyền thống, tìm lối đi riêng khi miếng bánh thị phần của mình đang ngày một thu hẹp.

Danh sách nhóm: 1. Nguyễn Thị Năm 2. Võ Thị Trà My 3. Đinh Thị Đào 4. Phan Tiến Đạt 5. Lại Đình Đen

Một phần của tài liệu tiểu luận đánh giá mức độ nhận diện thương hiệu mạng di động beeline của sinh viên trường đại học kinh tế - huế (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)