Tăng cƣờng các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu hiệu quả sử dụng vốn tại tổng công ty xây dựng hà nội (Trang 111 - 114)

4 Chƣơng 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠ

3.2.4 Tăng cƣờng các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh

Qua hoạt động cho thuê tài chính mà tổng công ty có thể gia tăng năng lực hoạt động trong điều kiện hạn chế vê khả năng tài chính. Vì thế, việc đi thuê tài chính cho phép doanh nghiệp linh hoạt về vốn, thanh toán, tận dụng được cơ hội kinh doanh và không làm ảnh hưởng tới hạn mức tín dụng của doanh nghiệp khi đi vay ngân hàng. Doanh nghiệp cũng hưởng được một khoản lợi về thuế so với việc sở hữu tài sản.

3.2.4 Tăng cƣờng các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh. doanh.

Thực hiện tốt nghĩa vụ mua bảo hiểm trong đầu tư và xây dựng.

Theo quy định, khi tham gia hoạt động đầu tư và xây dựng, Tổng công ty phải mua bảo hiểm bắt buộc sau:

+ Bảo hiểm công trình xây dựng (đối với trường hợp phí bảo hiểm được tính vào giá trúng thầu hoặc Tổng công ty là chủ đầu tư công trình)

+ Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư và xây dựng;

+ Bảo hiểm cho vật tư, thiết bị, nhà xưởng phục vụ thi công; bảo hiểm tại nạn đối với người lao động;

104

Việc mua bảo hiểm là ran sẻ rủi ro khi gặp phải với những rủi ro bất ngờ và không lường trước được. Mua bảo hiểm là quy định bắt buộc, nếu các doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư và xây dựng, các Nhà thầu không thực hiện thì có thể bị xử phạt và ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế và uy tín của doanh nghiệp. Tuy nhiên thực hiện các nghĩa vụ bảo hiểm này, Tổng công ty cần quan tâm tới việc đàm phán với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm vê điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu .v.v. để có chi phí hợp lý mà lợi ích lại tốt nhất.

Trích lập các Quỹ dự phòng:

Theo quy định, các doanh nghiệp phải trích dự phòng các khoản sau: - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giá vật tư, thành phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm.

- Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư chính: Là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do các loại chứng khoán đầu tư của doanh nghiệp bị giảm giá; giá trị các khoản đầu tư tài chính bị tổn thất do tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư vào bị lỗ.

- Dự phòng nợ phải thu khó đòi: Là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán.

- Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp: Là dự phòng chi phí cho những sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp đã bán, đã bàn giao cho người mua nhưng doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ phải tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện theo hợp đồng hoặc cam kết với khách hàng.

Để nâng cao hiện quả sử dụng cũng như quản lý các khoản trích dự phòng, Tổng công ty nên:

- Xác định thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính

105

- Các khoản dự phòng được trích trước vào chi phí hoạt động kinh doanh doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh. Tuy nhiên khi trích các khoản dự phòng đảm bảo các khoản đầu tư tài chính không cao hơn giá cả trên thị trường và giá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính.

- Xây dựng cơ chế về quản lý vật tư, hàng hóa, quản lý công nợ để hạn chế các rủi ro trong kinh doanh. Đối với công nợ, hàng hóa, quy chế phải xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng người trong việc theo dõi, quản lý hàng hóa, thu hồi công nợ.

-Thành lập Hội đồng để thẩm định mức trích lập các khoản dự phòng và xử lý tổn thất thực tế của vật tư hàng hóa tồn kho, các khoản đầu tư tài chính, các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo quy định. Riêng việc trích lập dự phòng chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp thì thực hiện theo hợp đồng hoặc cam kết với khách hàng. Thành phần Hội đồng gồm: Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, các trưởng phòng, ban có liên quan và một số chuyên gia (nếu cần). Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) doanh nghiệp quyết định thành lập Hội đồng.

3.3 Một số kiến nghị với Tập đoàn Phát triển Nhà và Đô thị.

Tập đoàn Phát triển Nhà và Đô thị - HUD HOLDINGS là một trong những doanh nghiệp lớn, có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản và xây dựng. Để tiếp tục dẫn dắt thị trường và tận dụng và phát huy được năng lực cạnh tranh vượt trội của Tập đoàn, các Tổng công ty sáng lập và các công ty con trong lĩnh vực đầu tư phát triển các khu dân cư khu đô thị mới, các khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung; thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, bưu chính viễn thông, công trình kỹ thuật hạ tầng khu đô thị, khu công nghiệp, công trình đường dây và trạm biến thế điện... Tập đoàn cần nhanh chóng hoàn thiện hành lang pháp lý như sau:

106

- Nhanh chóng báo cáo Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Điều lệ hoạt động và Quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn tạo hành lang pháp lý cần thiết cho Tập đoàn, các Tổng công ty sáng lập và các công ty con hoạt động, phù hợp với Luật doanh nghiệp và các luật liên quan khác.

- Hoàn thiện các qui chế quản lý: Qui chế hoạt động của Hội đồng quản trị, qui chế hoạt động của Ban kiểm soát, qui chế quản lý vốn, qui chế Người đại diện vốn đầu tư của Tập đoàn tại doanh nghiệp khác, cần làm rõ trách nhiệm, quyền hạn, quyền lợi, nghĩa vụ và các chế tài cụ thể đối với những người đại diện vốn.

- Đôn đốc giám sát thực hiện tốt chế độ báo cáo của Người Đại diện vốn với Hội đồng quản trị Tập đoàn, từ đó để Tập đoàn chỉ đạo kịp thời giải quyết các vấn đề thực tiễn sản xuất kinh doanh.

- Tổ chức đào tạo và đào tạo lại các kiến thức quản trị doanh nghiệp hiện đại cho những người được cử làm Đại diện vốn. Đánh giá thường xuyên, định kỳ hoạt động của Người đại diện thông qua kết quả hoạt động sản xuất của các đơn vị, từ đó để có các biện pháp phù hợp

- Tiếp tục thực hiện tốt các yêu cầu về người đại diện vốn theo Chỉ thị số 08/2008/CT-BXD ngày 07/11/2008 của Bộ Xây dựng về việc thực hiện các giảI pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động, đảm bảo sự tăng trưởng bền vững đối với các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng.

Một phần của tài liệu hiệu quả sử dụng vốn tại tổng công ty xây dựng hà nội (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)