2 Chƣơng : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠ
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
a)Hạn chế.
- Lợi nhuận thấp:
Nếu xét trên khía cạnh lợi nhuận thì trong những năm qua Tông công ty luôn làm ăn có lãi nhưng số lợi nhuận bình quân một đồng vốn đưa lại vẫn ở
75
mức trung bình thấp. Việc tỷ suất lợi nhuận thấp dẫn đến việc khó khăn trong việc tiếp cận và huy động vốn qua các hình thức tín dụng.
- Vốn chủ sở hữu chưa cao:
Đã có sự tăng trưởng qua các năm nhưng tỷ trọng vẫn đang ở mức thấp < 15% so với tổng nguồn vốn.
- Các khoản phải thu cao
Phải thu của khách hàng là các khoản phải thu từ các Chủ đầu tư (Bên A) đối với phần giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành đã được Chủ đầu tư nghiệm thu nhưng chưa thanh toán.
Do đặc thù của ngành xây lắp, các công trình thường được nghiệm thu, thanh toán theo giai đoạn, hạng mục công trình. Khi đó Chủ đầu tư thông thường chỉ thanh toán cho Nhà thầu giá trị tương đương từ 80-90% giá trị nghiệm thu. Việc thanh toán toàn bộ được thực hiện khi công trình được quyết toán. Bên cạnh đó, chủ đầu tư giữ lại khoản tiền tương đương 5-10 % giá trị quyết toán trong thời gian 12 tháng để bảo hành công trình hoặc theo quy định cụ thể của quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.
- Hệ số nợ cao
Các chỉ tiêu phán ảnh cơ cấu vốn cho thấy hiện nay các nguồn tài trợ cho các hoạt động của Tổng công ty chủ yếu từ nợ vay, trung bình năm 2005- 2009 là 88%. Với cơ cấu vốn như hiện tại thì vốn vay chiếm tỷ trọng khá cao, cho thấy mức độ tự chủ của Tổng Công ty còn thấp. Vốn vay nhiều làm cho Tổng Công ty phải gánh một tỷ lệ nợ cao, chi phí nhiều để thanh toán lãi vay hàng năm.
Như đã phân tích ở phần thực trạng, Tổng công tỷ sử dụng một cơ cấu vốn với nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ hơn rất nhiều. Ngoài ra các khoản phải trả lớn hơn nhiều so với khoản phải thu, điều này có nghĩa là Tổng công ty đang chiếm dụng được vốn. Trong điều kiện Tổng công ty hoạt động sản xuất kinh doanh đang có hiệu quả như
76
hiện nay và thực trạng chung của các doanh nghiệp xây dựng thì việc chiếm dụng vốn được chấp nhận một phần. Về lâu dài đây là một tình trạng tài chính không bền vững, cần phải có biện pháp giải quyết để tránh những rủi ro trong tương lại.
- Hình thức nguồn huy động vốn từ ngân hàng chiếm chủ đạo
Hiện nay lượng vốn dài hạn đầu tư cho các dự án của các Tổng công ty là hết sức khiêm tốn. Kênh tài trợ quen thuộc vẫn là đi vay ở các ngân hàng thương mại. Nếu vay thì đòi hỏi Tổng công ty phải có tài sản đảm bảo và chỉ cho vay tối đa là 80% tổng giá trị hợp đồng. Nhưng với kênh cho thuê tài chính, Tổng công ty chẳng những không cần ký quỹ đảm bảo hay tài sản thế chấp mà còn có thể được tài trợ đến 100% vốn đầu tư. Lãi suất hoàn toàn dựa trên sự thỏa thuận của 2 bên, khi một hợp đồng thuê tài chính được ký kết, Tổng công ty không phải bỏ tiền ra mua tài sản mà vẫn có tài sản sử dụng lâu dài cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khi đó lẽ ra Tổng công ty đã phải đi vay một số vốn tương đương giá trị tài sản trong hợp đồng thuê trả cho công ty cho thuê tài chính bao gồm cả vốn gốc và lãi. Tuy nhiên tài sản đi thuê tài chính của Tổng công ty còn rất thấp.
b)Nguyên nhân.
- Nguyên nhân khách quan
Ngoài ra do xuất phát đặc điểm riêng của lĩnh vực xây dựng, sự phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, của phương án sản xuất kinh doanh . Lợi nhuận trong lĩnh vực xây dựng thường thấp, như vậy về lâu dài thì Tổng công ty hoàn toàn có thể nâng cao được hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách đa dạng hóa lĩnh vực xây dựng (mở rộng sang lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản, cung cấp sản xuất vật liệu xây dựng ..) và chuyên sâu về một số lĩnh vực để nâng cao giá trị gia tăng, giảm chi phí tăng lợi nhuận.
77
- Giá cho thuê tàì chính (gồm tiền trích khấu hao tài sản thuê, phí, bảo hiểm...) hiện nay còn cao. Nếu bỏ qua các yếu tố an toàn, chi phí bỏ ra ban đầu thấp... thì cho đến hết thời hạn thanh lý hợp đồng cho thuê tài chính, bên thuê sẽ phải thanh toán tổng số tiền đối với tài sản thuê cao hơn so với đi vay từ các nguồn khác như ngân hàng. Như vậy, nếu tính ra lãi suất thì lãi suất thuê tài chính cao hơn lãi suất vay ngân hàng, bởi vì lãi suất thuê tài chính còn phải cộng thêm các chi phí về lắp đặt, vận hành, bảo hiểm... của bên cho thuê phải bỏ ra.
- Trên thị trường xây dựng hiện nay, giá trị dự toán xây dựng công trình đang có chiều hướng tăng lên, do các yếu tố về sự tăng của giá cả vật tư, vật liệu, năng lượng, tăng tiền lương cho cán bộ, công nhân ngành xây dựng, sự tăng giá trị của đất đai, do kéo dài thời gian thời gian xây dựng…Một trong những nguyên nhân tăng chủ yếu do giá cả đầu vào của một số loại vật liệu xây dựng chủ yếu, cấu thành khoảng 60 – 80 % chi phí vật liệu trong giá trị dự toán có xu hướng tăng. Đặc biệt giá thép của thế giới tăng, kéo theo giá thép trong nước cũng tăng mạnh làm cho dự toán xây dựng công trình tăng gây khó khăn cho công tác lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, gây ra khó khăn cho các nhà thầu xây dựng. Sự tăng giá của một số loại vật liệu xây dựng chủ yếu đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động giá trị dự toán xây dựng công trình.
- Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động mạnh làm ảnh hưởng không tốt đến tâm lý, niềm tin của nhà đầu tư đã hạn chế khả năng huy động vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, lãi suất trên thị trường tín dụng cũng liên tục tăng kết hợp với những quy định khắt khe hơn, chặt chẽ hơn từ phía ngân hàng thương mại đã làm cho việc tìm kiếm nguồn huy động từ bên ngoài của các doanh nghiệp càng khó khăn hơn.
Nguyên nhân chủ quan
- Vốn điều lệ của Tổng công ty còn thấp, khả năng tự chủ tài chính chưa cao, bộ máy hoạt động cồng kềnh, tình hình nợ đọng vốn từ các công
78
trình xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách lớn, chủ yếu sử dụng nguồn vốn vay và vốn chiếm dụng để sản xuất nên khi một số công trình thi công chậm được thanh toán đã kéo theo nhiều tác động xấu đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như: có thể phát sinh nợ gia hạn, nợ quá hạn tại các Ngân hàng, không thanh toán được đúng hạn các khoản nợ với Ngân sách, nợ lương cán bộ công nhân viên, không thanh toán đúng hạn với người bán…
- Việc thanh toán của các Chủ đầu tư chưa được cải thiện dẫn đến các công trình thu hồi vốn chậm, kéo dài nhiều năm làm các doanh nghiệp thiếu vốn sản xuất kinh doanh.
Mặt khác, nguồn vốn chủ sở hữu của Tổng công ty chỉ chiếm tỷ lệ dưới 20% trong tổng nguồn vốn, phần còn lại là vốn vay ngân hàng và vốn chiếm dụng khác, do đó gánh nặng về chi phí lãi vay lớn gây áp lực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó, sản lượng thi công tăng lên cùng với yêu cầu cao về chất lượng công trình đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư trang bị những thiết bị thi công hiện đại. Vì vậy, nhu cầu vốn cả vốn lưu động và vốn đầu tư trung, dài hạn ngày càng tăng. Để đáp ứng được hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như mở rộng quy mô sản xuất, Tổng công ty thường xuyên phải sử dụng nguồn vốn vay Ngân hàng với giá trị lớn nên áp lực về lãi suất cao, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất của Tổng công ty.
- Ngoài việc khó khăn khi không được nhà nước bảo trợ, cấp bổ sung vốn, hiện tại Tổng Công ty đang trong quá trình chuyển đổi mô hình quản lý sang công ty cổ phần nên gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ khác như huy động vốn từ thị trường chứng khoán để bổ sung vốn hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Công tác quản trị tài chính chưa mang tính chuyên nghiệp cao nên hầu như Tổng công ty chưa xây dựng được chiến lược tài chính dài hạn mà chủ yếu chỉ là những kế hoạch tài chính ngắn hạn. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát
79
từ sự thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn về tài chính, đặc biệt chức danh giám đốc tài chính chưa được quan tâm nhiều ở Tổng công ty.
80