Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chất lƣợng kiểm toán tạiVụ Chế

Một phần của tài liệu kiểm soát chất lượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước (Trang 84 - 93)

3.3.1. Tăng cường hệ thống chính sách làm cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán

79

Thực tiễn hoạt động kiểm toán luôn nảy sinh những vấn đề mới, nhƣng hệ thống chuẩn mực kiểm toán hiện hành của KTNN vẫn còn thiếu tính cụ thể, thiếu các nội dung hƣớng dẫn đòi hỏi phải cập nhật, sửa đổi, bổ sung.

Hệ thống chuẩn mực kiểm toán của KTNN hiện nay bao gồm 21 chuẩn mực, đƣợc chia thành ba loại: Chuẩn mực chung (06 Chuẩn mực), Chuẩn mực thực hành (13 Chuẩn mực) và Chuẩn mực báo cáo (02 Chuẩn mực).

Việc hoàn thiện những chuẩn mực chung là cần thiết, trên nguyên tắc đầy đủ, toàn diện, rõ ràng, dễ hiểu và dễ thực hiện; cũng là một nội dung và yêu cầu cấp thiết của KTNN đƣợc xác định trong Chiến lƣợc phát triển KTNN đến năm 2020.

Bên cạnh các chuẩn mực chung hiện nay, KTNN cần nghiên cứu, xây dựng để ban hành đồng bộ hệ thống chuẩn mực trong các lĩnh vực kiểm toán để áp dụng trong hoạt động kiểm toán: kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ, trong đó tập trung vào việc xây dựng các chuẩn mực kiểm toán tài chính.

Về chuẩn mực kiểm toán tài chính, cần xây dựng chi tiết theo hƣớng cụ thể hóa, bao gồm các chuẩn mực nhƣ: chuẩn mực giới thiệu chung về kiểm toán tài chính; chuẩn mực trách nhiệm của KTV khi phát hiện gian lận trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính; chuẩn mực đánh giá các sai sót, phát hiện trong quá trình kiểm toán... đặc biệt là chuẩn mực kiểm soát chất lƣợng kiểm toán tài chính. Đây sẽ là cơ sở cho việc thực hiện kiểm soát chất lƣợng kiểm toán đối với lĩnh vực kiểm toán tài chính.

Đối với nhóm chuẩn mực kiểm toán hoạt động, hiện nay, kiểm toán hoạt động đang đƣợc thực hiện dƣới dạng kiểm toán lồng ghép với kiểm toán báo cáo tài chính. Lãnh đạo KTNN đang định hƣớng thực hiện riêng biệt các cuộc kiểm toán hoạt động, thành lập Phòng kiểm toán hoạt động, tiến tới xây dựng đơn vị cấp vụ về kiểm toán hoạt động. Do vậy, cần xây dựng chuẩn mực

80

các nguyên tắc cơ bản trong kiểm toán hoạt động làm chuẩn mực khung, cơ sở cho việc thực hiện các cuộc kiểm toán hoạt động.

Đối với nhóm chuẩn mực kiểm toán tuân thủ, cần có chuẩn mực hƣớng dẫn đối với các cuộc kiểm toán tuân thủ thực hiện độc lập và chuẩn mực hƣớng dẫn đối với các cuộc kiểm toán tuân thủ lồng ghép với kiểm toán báo cáo tài chính (hiện nay, kiểm toán tuân thủ cũng đang thực hiện dƣới dạng kiểm toán lồng ghép với kiểm toán báo cáo tài chính).

Việc hoàn thiện hệ thống chuẩn mực cần có lộ trình cụ thể, đi từ các chuẩn mực chung đến các chuẩn mực chi tiết, cập nhật hệ thống chuẩn mực kiểm toán theo hƣớng dẫn của INTOSAI, tập trung vào hoàn thiện theo những nội dung cơ bản sau:

- Xây dựng dựa trên hệ thống chuẩn mực kiểm toán của INTOSAI phù hợp với thực tiễn hoạt động và trình độ của KTV nhà nƣớc Việt Nam.

- Cụ thể hoá hệ thống chuẩn mực kiểm toán bằng các tài liệu hƣớng dẫn thực hiện để KTV dễ dàng vận dụng, theo từng lĩnh vực hoạt động kiểm toán: ngân sách nhà nƣớc, doanh nghiệp nhà nƣớc, ngân hàng thƣơng mại, đầu tƣ xây dựng cơ bản, chƣơng trình mục tiêu quốc gia...

3.3.1.2. Hoàn thiện hệ thống quy trình kiểm toán của KTNN

KTNN đã ban hành đƣợc quy trình kiểm toán của KTNN, một số quy trình kiểm toán chuyên ngành bao gồm: quy trình kiểm toán NSNN, quy trình kiểm toán dự án đầu tƣ, quy trình kiểm toán doanh nghiệp nhà nƣớc, quy trình kiểm toán chƣơng trình mục tiêu quốc gia và quy trình kiểm toán các tổ chức tài chính - ngân hàng. Các quy trình này cần đƣợc cập nhật, hoàn thiện, bổ sung và sửa đổi để phù hợp với việc hoàn thiện, phát triển các phƣơng pháp nghiệp vụ kiểm toán; cần mang tính chuyên môn hóa theo từng lĩnh vực, ngoài ra cần bổ sung thêm một số quy trình kiểm toán trong lĩnh vực mới và xây dựng các quy trình hiện đang còn thiếu làm căn cứ cho hoạt động kiểm

81

soát chất lƣợng theo hƣớng cụ thể hoá, chỉ dẫn từng bƣớc công việc. Bổ sung các quy trình kiểm toán mới (quy trình kiểm toán ngân sách bộ, ngành; quy trình kiểm toán ngân sách địa phƣơng; quy trình kiểm toán ngân hàng thƣơng mại...). Xây dựng quy trình kiểm toán hoạt động, kiểm toán chuyên đề phù hợp với yêu cầu phát triển các loại hình hoạt động kiểm toán của KTNN. Xây dựng, ban hành các quy trình còn thiếu, nhƣ: quy trình lập, thẩm định, xét duyệt và phát hành kế hoạch cuộc kiểm toán; quy trình lập, thẩm định, xét duyệt và phát hành Báo cáo kiểm toán của Đoàn kiểm toán... Xây dựng, ban hành tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của KTV, Tổ trƣởng, Trƣởng Đoàn kiểm toán và Kiểm toán trƣởng trong thực hiện các cuộc kiểm toán theo từng giai đoạn của quy trình kiểm toán. Bổ sung, cụ thể hóa trách nhiệm, phạm vi, thẩm quyền kiểm soát; đồng thời cần quy định các chế tài xem xét, xử lý trách nhiệm của các cấp kiểm soát chất lƣợng kiểm toán, nhất là kiểm soát của Kiểm toán trƣởng KTNN chuyên ngành/khu vực trong các quy trình kiểm toán, quy chế tổ chức và hoạt động của đoàn kiểm toán.

3.3.1.3. Chỉnh sửa, bổ sung hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán

Hồ sơ kiểm toán gồm giấy tờ làm việc của KTV trong quá trình thực hiện kiểm toán, là căn cứ để thực hiện kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán của cuộc kiểm toán. Mặc dù, sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung KTNN đã có một hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán khá hoàn chỉnh, tuy nhiên trƣớc những vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn hoạt động kiểm toán và yêu cầu về công tác kiểm soát chất lƣợng kiểm toán hiện nay, hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán còn nhiều mặt hạn chế, một số mẫu biểu phức tạp, khó ghi chép, chƣa đánh giá đƣợc sự kiểm soát của từng cấp độ kiểm soát trong mẫu biểu hồ sơ kiểm toán. Hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán cần hoàn thiện, bổ sung một số nội dung, cụ thể:

82

bảo đảm thuận tiện và có thể phản ánh đƣợc tất cả các hoạt động nghiệp vụ của KTV trong tất cả các giai đoạn của quy trình kiểm toán, làm cơ sở cho việc kiểm soát chất lƣợng hoạt động của KTV.

- Hoàn thiện mẫu giấy tờ làm việc của Tổ kiểm toán, Đoàn kiểm toán, trình bày một cách khoa học, đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng; thông tin đƣợc phản ánh đầy đủ, không bị trùng lặp giúp tiết kiệm thời gian và nhân lực trong khâu lập hồ sơ kiểm toán, dễ dàng cho ngƣời sử dụng, làm căn cứ thực hiện kiểm soát chất lƣợng kiểm toán.

- Bổ sung mẫu báo cáo tiến độ và tình hình kiểm toán của Tổ trƣởng đối với Trƣởng Đoàn kiểm toán, của Trƣởng Đoàn kiểm toán đối với Kiểm toán trƣởng, của Kiểm toán trƣởng đối với Lãnh đạo KTNN.

Mẫu báo cáo tiến độ sẽ bao gồm các nội dung: tình hình triển khai kiểm toán; tình hình thực hiện các công việc đƣợc giao; kết quả kiểm toán; các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán, trong đó có những nội dung xin ý kiến chỉ đạo, kiến nghị. Đặc biệt, cần thiết kế phần ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo đoàn/ Kiểm toán trƣởng/ Lãnh đạo KTNN, làm căn cứ cho việc xử lý các vấn đề và là bằng chứng quan trọng trong quá trình kiểm soát chất lƣợng.

Hiện nay, Tổ trƣởng tổ kiểm toán thƣờng xuyên báo cáo tiến độ công việc kiểm toán với Trƣởng đoàn nhƣng do chƣa có mẫu thống nhất nên việc trình bày các nội dung, kết quả, tình hình chƣa đảm bảo, khoa học và cung cấp đầy đủ thông tin cho Trƣởng đoàn để có những chỉ đạo kịp thời, hiệu quả. Trƣởng đoàn và Kiểm toán trƣởng báo cáo với Lãnh đạo cấp trên về tiến độ, tình hình kiểm toán thƣờng sử dụng hình thức báo cáo trực tiếp, nên thƣờng không đầy đủ và có bằng chứng lƣu lại chỉ đạo của cấp trên trong quá trình điều hành hoạt động kiểm toán.

- Bên cạnh đó cũng cần xây dựng các mẫu hồ sơ kiểm soát chất lƣợng kiểm toán nhằm phản ánh toàn bộ hoạt động kiểm soát của các cấp kiểm soát,

83 xác định trách nhiệm kiểm soát từng cấp.

3.3.1.4. Hoàn thiện cẩm nang hướng dẫn kiểm toán trong từng loại hình kiểm toán, chuyên ngành và lĩnh vực kiểm toán

Nhiều nƣớc trong cộng đồng INTOSAI và ASOSAI đã có cẩm nang hƣớng dẫn kiểm toán theo từng loại hình kiểm toán và cụ thể theo từng lĩnh vực, chuyên ngành kiểm toán. Những cẩm nang hƣớng dẫn này chi tiết, cụ thể hóa mọi tác nghiệp của KTV, mang tính chất chỉ dẫn cụ thể cho KTV phải làm gì, làm nhƣ thế nào tại từng giai đoạn, từng nghiệp vụ kiểm toán. Ngoài ra, còn mang tính chất nhƣ từ điển để KTV tra cứu khi rơi vào các tình huống kiểm toán khó xử lý.

Hiện nay, KTNN đã ban hành một số hƣớng dẫn kiểm toán chuyên đề (Chuyên đề quản lý, sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ; Chuyên đề quản lý, sử dụng đất đai gắn với phát triển nhà và đô thị; Chuyên đề miễn, giảm, giãn, hoàn, xóa nợ thuế và công tác chống thất thu Ngân sách Nhà nƣớc...) nhƣng chƣa bao quát đƣợc hết các lĩnh vực kiểm toán. KTNN cần sớm ban hành các cẩm nang hƣớng dẫn chi tiết đối với từng lĩnh vực, nghiệp vụ kiểm toán giúp công tác kiểm soát chất lƣợng kiểm toán có cơ sở thực hiện dễ dàng và thuận lợi.

3.3.1.5. Bổ sung các chính sách kiểm soát chất lượng kiểm toán về trình độ, năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.

Để xây dựng đƣợc đội ngũ KTV có trình độ, năng lực chuyên môn, đạo đức và tận tâm với công việc kiểm toán, đáp ứng đƣợc yêu cầu hoạt động kiểm toán và kiểm soát chất lƣợng kiểm toán cần phải xây dựng và hoàn thiện chính sách cán bộ đúng đắn từ khâu tuyển dụng, đào tạo, phát triển nghề nghiệp, xây dựng văn hóa, quy tắc đạo đức nghề nghiệp của KTV, đánh giá cán bộ công chức và chế độ ƣu đãi, khen thƣởng, kỷ luật rõ ràng.

- Việc tuyển dụng KTV: cần xác định nhu cầu theo định hƣớng phát triển của KTNN, coi trọng chất lƣợng hơn số lƣợng, trên cơ sở đó xây dựng

84

đề án tuyển dụng KTV phù hợp từng lĩnh vực, có cơ cấu phù hợp giữa các ngành nghề, độ tuổi và giới tính. Cần đẩy mạnh chính sách thu hút nhân tài từ các cơ quan trong và ngoài khu vực công, sinh viên xuất sắc, thủ khoa của các Học viện, Trƣờng đại học.

- Về đào tạo, bồi dưỡng: Tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức và KTV là giải pháp then chốt, nền tảng để phát triển KTNN. Đào tạo, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực phù hợp với từng loại hình kiểm toán, theo từng chức danh gắn với tiêu chuẩn hoá cán bộ; đa dạng hoá các loại hình và chuyên ngành đào tạo trong nƣớc và ngoài nƣớc; kết hợp trang bị kiến thức nghiệp vụ với việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức văn hoá nghề nghiệp, kiến thức pháp luật và kỹ năng thực hành; đào tạo nghiệp vụ kiểm toán trong môi trƣờng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, tin học, nhất là đào tạo, bồi dƣỡng các kiểm soát viên.

Hàng năm, cần tăng cƣờng tổ chức các lớp tập huấn, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ ở tất cả các KTNN chuyên ngành và khu vực, đặc biệt trong việc cập nhật các quy định, hƣớng dẫn mới của ngành.

- Về đánh giá cán bộ, KTV: KTNN cần xây dựng những mẫu biểu chuẩn để đánh giá kết quả công tác phù hợp với đặc thù hoạt động của ngành, với từng lĩnh vực chuyên môn. Kết quả đánh giá phải thông báo cho cán bộ, KTV biết, nhất là triển vọng cá nhân và nghề nghiệp, cơ hội thăng tiến.

- Hình thức thi đua khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, KTV: chính sách thi đua, khen thƣởng cần phù hợp đối với các cán bộ, KTV; quy định rõ về các đối tƣợng, phạm vi, nguyên tắc thi đua, khen thƣởng; tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua. Bên cạnh chế độ khen thƣởng, KTNN cũng phải tăng cƣờng kỷ luật, kỷ cƣơng trong hoạt động công vụ, đặc biệt đối với hoạt động kiểm toán, quy định rõ nội dung, phạm vi, đối tƣợng và các hình thức kỷ luật đối với các cá nhân vi phạm đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử; cƣơng

85

quyết phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý nghiêm các đối tƣợng vi phạm ảnh hƣởng đến nguyên tắc độc lập, khách quan của KTV. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, KTV cần thực hiện nghiêm và thực hiện công khai, minh bạch. Mở rộng và phát huy dân chủ, thực hiện công khai, minh bạch trong công tác cán bộ. Đổi mới, triển khai đồng bộ các khâu: đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, luân chuyển, bố trí sử dụng cán bộ.

- Điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ: Để thu hút và tuyển dụng đƣợc các nhân tài, KTNN phải có chế độ đãi ngộ hợp lý với KTV, xây dựng một môi trƣờng làm việc có động lực và quan tâm đến phúc lợi vật chất và tinh thần cho cán bộ, KTV.

- Giám sát, quản lý KTV: Thƣờng xuyên theo dõi, kiểm tra tính đầy đủ và hiệu quả trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm toán của KTV. Bên cạnh đó, KTNN cần hoàn chỉnh các quy định về chuẩn mực kiểm toán, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc đạo đức của KTV... Xây dựng cơ chế phối hợp, liên hệ chặt chẽ với các cơ quan dân cử, đơn vị đƣợc kiểm toán để nắm bắt diễn biến tƣ tƣởng, tinh thần, thái độ làm việc của cán bộ, KTV trong thời gian thực hiện nhiệm vụ kiểm toán tại đơn vị, đồng thời qua đó để đánh giá cán bộ.

3.3.2. Hoàn thiện quy trình, chuẩn mực, quy chế kiểm soát chất lượng kiểm toán

3.3.2.1. Hoàn thiện quy trình kiểm soát chất lượng kiểm toán

Quy trình kiểm soát chất lƣợng kiểm toán hiện nay đƣợc quy định tại Quy chế Kiểm soát chất lƣợng kiểm toán (từ Điều 15 đến Điều 20) với những quy định khung, mang tính khái quát. Trên cơ sở các quy định khung, cần thiết phải xây dựng quy trình kiểm soát chất lƣợng riêng, hoàn thiện các bƣớc kiểm soát chất lƣợng với nội dung cụ thể và các hƣớng dẫn thống nhất, chi tiết, trọng tâm là quy trình kiểm soát hồ sơ (kiểm soát sau khi cuộc kiểm toán kết thúc). Quy trình hoàn thiện cần có hƣớng dẫn kiểm soát theo loại hình

86

kiểm toán (kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động) và theo từng lĩnh vực kiểm toán (ngân sách nhà nƣớc; đầu tƣ - dự án; doanh nghiệp nhà nƣớc, tổ chức tài chính - ngân hàng). Trong điều kiện thực tế hiện nay của KTNN, việc kiểm soát hồ sơ có tác dụng tích cực, qua đó kiểm tra lại những bằng chứng kiểm toán, biên bản kiểm toán... mà khi thực hiện thẩm định báo cáo, kiểm tra tại các Đoàn, Tổ kiểm toán khó có thể thực hiện đƣợc.

Quy trình kiểm soát chất lƣợng kiểm toán đƣợc hoàn thiện là tiền đề để kết quả kiểm soát chất lƣợng đƣợc nhìn nhận đầy đủ và đúng đắn, các KTNN chuyên ngành/khu vực hiểu rõ cách thức kiểm soát chất lƣợng, từ đó có sự điều chỉnh hoạt động kiểm toán nề nếp hơn; các bƣớc quy trình kiểm soát giúp quá trình kiểm soát tiến hành quy củ, thống nhất giúp đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lƣợng kiểm soát.

3.3.2.2. Hoàn thiện chuẩn mực kiểm soát chất lượng kiểm toán

Chuẩn mực KTNN số 08 “Kiểm soát chất lƣợng kiểm toán”hiện nay quy định khá đầy đủ đối với kiểm soát nội bộ chất lƣợng kiểm toán của Đoàn

Một phần của tài liệu kiểm soát chất lượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước (Trang 84 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)