Xuất phát từ cơ sở lý luận, kết quả nghiên cứu về thực trạng hoạt động kiểm soát chất lƣợng kiểm toán tại Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lƣợng kiểm toán của KTNN, kinh nghiệm quốc tế và các quy định của Luật KTNN, để hoàn thiện công tác kiểm soát chất lƣợng kiểm toán tại Vụ Chế độ và Kiểm
77
soát chất lƣợng kiểm toán thì phải hoàn thiện cả về chính sách kiểm soát cũng nhƣ thực hành kiểm soát; môi trƣờng, tổ chức bộ máy cũng nhƣ cơ chế hoạt động kiểm soát chất lƣợng. Phƣơng hƣớng hoàn thiện công tác kiểm soát chất lƣợng kiểm toán tại Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lƣợng kiểm toán của KTNN đƣợc xác định nhƣ sau:
3.2.1. Về môi trường kiểm soát chất lượng kiểm toán
Việc thiết lập một hệ thống chính sách (hệ thống chuẩn mực kiểm toán; quy chế kiểm soát chất lƣợng kiểm toán đối với các cấp độ kiểm soát...), thủ tục kiểm soát (quy trình kiểm soát; hệ thống mẫu biểu hồ sơ...) đầy đủ, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn hoạt động kiểm toán là điều kiện tiên quyết đảm bảo kiểm soát có hiệu quả các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng kiểm toán. Hệ thống chính sách, thủ tục phải bao quát toàn diện các hoạt động kiểm toán, kiểm soát đầy đủ các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng kiểm toán; đồng thời quy định rõ, dễ hiểu, dễ thực hiện đối với từng cuộc kiểm toán và đối với từng cấp độ kiểm soát.
3.2.2. Về tổ chức, bộ máy kiểm soát chất lượng kiểm toán
KTNN cần xác định rõ nội dung trách nhiệm kiểm soát chất lƣợng kiểm toán của từng cấp độ kiểm soát, cụ thể:
- Kiểm soát chất lƣợng kiểm toán phải đƣợc coi là nhiệm vụ, trƣớc hết là sự tự kiểm soát của KTV, sau đó là kiểm soát của Tổ trƣởng Tổ kiểm toán, Trƣởng đoàn kiểm toán và Kiểm toán trƣởng KTNN chuyên ngành/khu vực. Mỗi cấp độ kiểm soát có nội dung, hình thức, mức độ và trách nhiệm khác nhau tuỳ theo vị trí, nhiệm vụ tham gia vào quy trình kiểm toán. Trên nền tảng đó, công tác kiểm soát chất lƣợng kiểm toán của Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lƣợng kiểm toán sẽ có điều kiện thực hiện kiểm soát sâu và tập trung nhiều hơn vào chất lƣợng nghiệp vụ kiểm toán.
78
định rõ thẩm quyền cũng nhƣ nhiệm vụ của mỗi cấp độ kiểm soát. Nội dung kiểm soát, giới hạn kiểm soát, quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ thực hiện kiểm soát cần cụ thể. Trƣởng đoàn kiểm soát cần bao quát, quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm soát của đoàn, báo cáo Vụ trƣởng. Trƣớc Tổng KTNN và các đơn vị có liên quan, Vụ trƣởng là ngƣời chịu trách nhiệm đối với công tác kiểm soát chất lƣợng kiểm toán của Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lƣợng kiểm toán.
- Việc phân giao nhiệm vụ kiểm soát cho 5 đơn vị tham mƣu nhƣ hiện nay cũng còn nhiều hạn chế nhƣ đã nêu ở phần 2.5.2 và 2.5.3. Cần có sự phân định rõ ràng nhằm chuyên môn hóa, phát huy cao nhất năng lực và đạt hiệu quả tối đa của các đơn vị.
3.2.3. Về cơ chế, hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán
Để hoạt động kiểm soát chất lƣợng kiểm toán tại Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lƣợng kiểm toán đạt đƣợc chất lƣợng cao thì hệ thống văn bản hiện nay cần quy định đầy đủ, thống nhất để chuẩn hóa hoạt động kiểm soát, tạo cơ chế kiểm soát dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng, nâng cao chất lƣợng, thời gian hoàn thành cuộc kiểm soát. Bên cạnh đó, cần tăng cƣờng mở các lớp tập huấn, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ, hƣớng dẫn kiểm soát tới các kiểm soát viên giúp họ hiểu rõ trách nhiệm, phạm vi và nội dung công việc khi thực hiện công tác kiểm soát chất lƣợng kiểm toán; xây dựng và phát triển đội ngũ kiểm soát viên có năng lực, trình độ chuyên môn và giàu kinh nghiệm.
3.3. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chất lƣợng kiểm toán tại Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lƣợng kiểm toán