Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kiểm soát chất lƣợng kiểm toán tạ

Một phần của tài liệu kiểm soát chất lượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước (Trang 80 - 82)

Sau gần 20 năm hoạt động, KTNN đã thực hiện hàng nghìn cuộc kiểm toán với quy mô lớn nhỏ khác nhau trên hầu hết các lĩnh vực. Kết quả mà KTNN thu đƣợc phản ánh qua các Báo cáo kiểm toán không chỉ là những con số tăng thu, tiết kiệm chi cho NSNN hàng nghìn tỷ đồng, mà còn thể hiện ở những kiến nghị kiểm toán mang tính tƣ vấn, xử lý sai phạm... đã giúp các đơn vị đƣợc kiểm toán, các cơ quan quản lý nhà nƣớc nhìn nhận và đánh giá đúng đắn thực trạng tài chính để chấn chỉnh công tác quản lý tài chính - ngân sách - kế toán, ngăn ngừa hành vi tiêu cực, tham ô, lãng phí, thất thoát tiền, tài sản nhà nƣớc; giúp các đơn vị hoàn thiện hơn cơ chế chính sách quản lý của mình, đảm bảo sử dụng các nguồn lực tài chính, tài sản nhà nƣớc đúng pháp luật và có hiệu quả hơn. Với khuôn khổ pháp lý dần hoàn thiện, năng lực đƣợc tăng cƣờng, hoạt động KTNN ngày càng rộng về quy mô, đa dạng về loại hình và phƣơng thức kiểm toán, tiến bộ về chất lƣợng kiểm toán, công khai về kết quả kiểm toán theo quy định của pháp luật. Trung bình mỗi năm, KTNN thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN của 60% số tỉnh, thành phố; báo cáo tài chính của 60% số bộ, ngành trung ƣơng và 12% các tập đoàn, tổng công ty nhà nƣớc; đồng thời KTNN còn thực hiện nhiều cuộc kiểm toán phục vụ công tác giám sát theo yêu cầu của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội, của Thủ tƣớng Chính phủ, theo đề nghị của các nhà tài trợ... KTNN đã tăng cƣờng kiểm toán cả về diện và chiều sâu; thực hiện đầy đủ cả 3 loại hình: kiểm toán

75

báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động; chú trọng đánh giá tình hình thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. KTNN cũng đã thực hiện thẩm định và trình bày ý kiến về dự toán NSNN hàng năm trình Quốc hội (đây là hình thức tiền kiểm lĩnh vực NSNN).

Do đó, Báo cáo kiểm toán của KTNN đóng vai trò quan trọng trong việc xác nhận tính đúng đắn, trung thực của Báo cáo tài chính, Báo cáo quyết toán ngân sách; đánh giá việc tuân thủ pháp luật, tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nƣớc; làm căn cứ để:

- Quốc hội sử dụng trong quá trình xem xét, quyết định dự toán ngân sách nhà nƣớc, quyết định phân bổ ngân sách trung ƣơng, quyết định dự án và công trình quan trọng quốc gia đƣợc đầu tƣ từ nguồn ngân sách nhà nƣớc; xem xét, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nƣớc và sử dụng trong hoạt động giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nƣớc, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, nghị quyết của Quốc hội về ngân sách nhà nƣớc, dự án và công trình quan trọng quốc gia, chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội, dự án và công trình xây dựng cơ bản quan trọng khác;

- Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nƣớc và tổ chức, cơ quan khác của Nhà nƣớc sử dụng trong công tác quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ của mình;

- Hội đồng nhân dân sử dụng trong quá trình xem xét, quyết định dự toán, phân bổ và giám sát ngân sách địa phƣơng; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phƣơng;

- Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và Cơ quan điều tra sử dụng trong quá trình xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về kinh tế, tài chính;

- Đơn vị đƣợc kiểm toán phải thực hiện các kết luận, kiến nghị của KTNN đối với các sai phạm trong báo cáo tài chính và các sai phạm trong việc tuân thủ pháp luật; thực hiện các biện pháp khắc phục yếu kém trong

76

hoạt động của đơn vị do KTNN phát hiện và kiến nghị.

Tuy nhiên, trƣớc yêu cầu của công cuộc đổi mới, năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của KTNN còn nhiều hạn chế, bất cập ảnh hƣởng đến chất lƣợng của Báo cáo kiểm toán. Mƣời chín năm với những thay đổi cả về lƣợng và chất, KTNN luôn từng bƣớc hoàn thiện mình; tuy đã đạt đƣợc những thành tựu và kết quả rất quan trọng, nhƣng so với yêu cầu xây dựng cơ quan kiểm tra tài chính công có uy tín và trách nhiệm còn khoảng cách rất lớn. Do đó việc nâng cao chất lƣợng hoạt động của KTNN đang là vấn đề cấp thiết đƣợc Đảng, Nhà nƣớc hết sức quan tâm.

Chất lƣợng hoạt động của KTNN đƣợc quyết định bởi chất lƣợng kiểm toán và việc kiểm soát chất lƣợng kiểm toán góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lƣợng hoạt động của KTNN. Vì vậy, cần phải tập trung nâng cao chất lƣợng kiểm soát tƣơng tác tích cực với hoạt động kiểm toán, nâng cao chất lƣợng kiểm toán. Hiện nay, việc kiểm soát chất lƣợng kiểm toán của Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lƣợng kiểm toán đã đƣợc KTNN chú trọng nhƣng vẫn còn nhiều mặt hạn chế nhƣ đã phân tích, làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng, mức độ tin cậy của Báo cáo kiểm toán. Do đó, cần đƣa ra các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chất lƣợng kiểm toán tại Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lƣợng kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả, chất lƣợng của hoạt động kiểm toán, khẳng định và phát huy uy tín, vị trí, vai trò của KTNN trong hệ thống quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc.

3.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện công tác kiểm soát chất lƣợng kiểm toán tại Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lƣợng kiểm toán

Một phần của tài liệu kiểm soát chất lượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)