Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu hoạt động huy động vốn tại ngân hàng tmcp quân đội chi nhánh việt trì (Trang 31 - 100)

7. Bố cục nghiên cứu

1.3.2.Các nhân tố khách quan

1.3.2.1. Môi trƣờng kinh tế - xã hội

NHTM hiện diện với tƣ cách là một chủ thể trong nền kinh tế, tiến hành các hoạt động đều phải chịu tác động từ môi trƣờng xung quanh . Huy động vốn của NHTM cũng bị ảnh hƣởng bởi các biến động của môi trƣờng kinh tế - xã hội.

Vấn đề bao trùm lên hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức là tốc độ phát triển của nền kinh tế. Kinh tế tăng trƣởng cao, ổn định trong một thời gian dài tạo điều kiện để đời sống ngƣời dân đƣợc nâng cao. Dân cƣ có thu nhập cao có khả năng tích lũy nhiều hơn. Dù tỷ lệ chi tiêu trên tổng thu nhập của họ có thể tăng nhƣng số tuyệt đối của phần dành cho tiết kiệm vẫn lớn lên. Đó là cơ sở để NHTM huy động đƣợc nhiều vốn hơn . Trái lại, nền kinh tế trì trệ khiến đời sống ngƣời dân khó khăn thì lƣợng vốn huy động của ngân hàng cũng bị thu hẹp.

Sự phát triển kinh tế còn ảnh hƣởng đến khả năng huy động vốn của NHTM theo một con đƣờng khác. Trong một nền kinh tế phát triển , nhu cầu của ngƣời dân và doanh nghiệp đối với các dịch vụ do ngân hàng cung cấp là rất lớn . Những nhu cầu đó không phải chỉ để phục vụ sản xuất kinh doanh mà còn vì cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Một yếu tố khác của môi trƣờng vĩ mô tác động mạnh đến việc huy động vốn của NHTM là tình hình lạm phát . Đối với NHTW, lãi suất là một trong những công cụ kiểm soát lạm phát . Còn với NHTM, điều kiện để dòng vốn không bị chảy khỏi hệ thống ngân hàng là đảm bảo lãi suất thực dƣơng . Trong điều kiện tỷ lệ lạm phát cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm , ngƣời dân không tiếp tục gửi tiền vì lo sợ sự mất giá. Vì vậy, đối phó với lạm phát, Chính phủ và NHTW thực thi các chính sách vĩ mô trong khi NHTM tính toán và điều chỉnh lãi suất cho phù hợp.

26

Do vai trò quan trọng của tiền gửi, nhất là tiền gửi của dân cƣ trong tổng nguồn vốn của NHTM, nhân tố khách quan tác động đến huy động vốn của ngân hàng đƣợc đề cập tới đầu tiên chính là yếu tố thuộc về đối tƣợng này: tâm lý dân cƣ.

Khách hàng doanh nghiệp mang đến cho ngân hàng một lƣợng tiền gửi khá lớn, chủ yếu là tiền gửi thanh toán . Tuy nhiên, nhƣ đã đề cập , việc tiếp cận và mở rộng giao dịch với đối tƣợng khách hàng này không thực sự quá khó khăn với một NHTM. Vấn đề nằm ở khách hàng cá nhân. Nhiều ngân hàng không quan tâm đến đối tƣợng này. Tuy nhiên, đối tƣợng khách hàng này khi đƣợc khai thác tốt lại mang đến cho ngân hàng những lợi ích và ƣu thế mà khách hàng doanh nghiệp không có đƣợc. Do có nhiều NHTM chọn khách hàng cá nhân làm khách hàng chiến lƣợc và thu đƣợc thành công . Đây là điều không dễ dàng vì khách hàng cá nhân có những đặc điểm tâm lý khá phức tạp:

- Lo sợ rủi ro khi giao dịch bằng tiền với ngân hàng - Ngại phiền phức thủ tục trong quá trình giao dịch

- Không muốn để lộ thông tin với ngân hàng trong trƣờng hợp khách hàng là ngƣời có thu nhập cao

- Mặc cảm không giao dịch với ngân hàng trong trƣờng hợp khách hàng là ngƣời có thu nhập thấp.

Những đặc điểm tâm lý trên cùng với sự ƣa thích sử dụng tiền mặt là rào cản khiến huy động vốn từ khách hàng cá nhân trở nên rất khó khăn với NHTM. Việt Nam là một đất nƣớc đông dân, là thị trƣờng tiềm năng để các ngân hàng thu hút tiền gửi. Song, dân cƣ hầu hết e ngại tính vô hình của dịch vụ ngân hàng và không muốn thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt . Vì vậy, để huy động đƣợc vốn từ khách hàng cá nhân, các NHTM cần triển khai nghiên cứu thị trƣờng một cách nghiêm túc, cẩn trọng để lựa chọn đƣợc khách hàng tiềm năng và có chiến lƣợc tiếp cận, khai thác đối tƣợng khách hàng đó.

1.3.2.3. Sự cạnh tranh từ các đối thủ

Đối thủ của một NHTM trong việc huy động vốn không chỉ là những ngân hàng khác, những tổ chức tín dụng có cùng nghiệp vụ nhận tiền gửi hay phát hành giấy tờ có

27

giá. NHTM còn phải cạnh tranh với các công ty bảo hiểm và thị trƣờng chứng khoán để thu hút vốn từ các chủ thể trong nền kinh tế.

Tại những nƣớc đang phát triển, sự tăng trƣởng cao đột ngột của thị trƣờng chứng khoán có thể là nguyên nhân khiến nhiều khách hàng rút tiền khỏi hệ thống ngân hàng để chuyển sang đầu tƣ trên thị trƣờng chứng khoán. Điều này khác biệt lớn với những nền kinh tế phát triển. Tại đây, chỉ một bộ phận nhỏ dân cƣ tham gia đầu tƣ chứng khoán. Gửi tiền ngân hàng vẫn là lựa chọn gần nhƣ tốt nhất của công chúng trong điều kiện kinh tế bình thƣờng.

Khác với thị trƣờng chứng khoán, các công ty bảo hiểm cạnh tranh với ngân hàng ngay cả trong điều kiện nền kinh tế phát triển cao. Đời sống ngƣời dân đƣợc cải thiện, nhu cầu bảo vệ của con ngƣời cũng gia tăng , các loại hình bảo hiểm càng đƣợc mở rộng đa dạng . Những hợp đồng bảo hiểm đôi khi có giá trị rất lớn . Cùng với đó là số phí bảo hiểm cao đƣợc dân chúng đóng vào công ty bảo hiểm . Điểm hạn chế của hình thức gửi tiền ngân hàng so với bảo hiểm là không mang tính bảo vệ. Trong khi những hợp đồng bảo hiểm nhân thọ vẫn có tính tiết kiệm nhƣ gửi tiền ngân hàng . Kết quả là một dòng vốn không nhỏ không tới các NHTM nữa mà chuyển sang các công ty bảo hiểm .

Tuy nhiên, một điểm đặc biệt giúp ngân hàng vẫn huy động đƣợc vốn là các công ty bảo hiểm cần đầu tƣ quỹ dự phòng nghiệp vụ để sinh lời . Một loại hình đầu tƣ mà các công ty bảo hiểm, nhất là bảo hiểm nhân thọ thƣờng xuyên sử dụng với quy mô lớn là gửi tiền có kỳ hạn tại các ngân hàng. Mặt khác, NHTM có thể làm đại lý bán bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm đồng thời thực hiê ̣n thanh toán hộ các công ty này.

1.4. Một số thƣớc đo hoạt động huy động vốn:

Trên đây, chúng ta đã nghiên cứu các bộ phận cơ bản của nguồn vốn từ bên ngoài, đặc điểm của chúng và vai trò đối với mục tiêu an toàn và lợi nhuận của ngân hàng cùng các phƣơng thức tạo lập vốn trong đó huy động một lƣợng lớn vốn nhàn rỗi từ các tầng lớp dân cƣ, TCKT trong xã hội là trọng tâm để khai thác.

28

Vốn của NHTM khác với nhiều loại hình doanh nghiệp, vốn của chủ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, vốn huy động là nguồn chủ yếu của ngân hàng. Vốn này rất đa dạng và gồm nhiều thành phần, trong số đó có những thành phần không ổn định, đổi lại khả năng giao dịch lại cao và tỷ lệ lãi suất thấp, một số khác hạn chế khả năng phát hành séc ổn định nhƣng lãi suất cao hơn.

Rõ ràng phần lớn các nguồn nợ của ngân hàng liên quan tới chi phí trả lãi. Chi phí trả lãi là bộ phận chi phí lớn nhất đối với các ngân hàng, vì vậy có ảnh hƣởng quyết định đối với thu nhập của ngân hàng. Chi phí trả lãi bị tác động trực tiếp bởi quy mô, cơ cấu các nguồn trả lãi và lãi suất cá biệt.

Các thƣớc đo hoạt động huy động vốn của một ngân hàng cụ thể nhƣ sau:

1.4.1. Quy mô và cơ cấu nguồn vốn từ bên ngoài:

Nguồn vốn từ bên ngoài của ngân hàng bao gồm nhiều bộ phận khác nhau: nguồn tiền gửi, nguồn tiền vay và các nguồn khác. Mỗi thành phần này có đặc tính khác nhau về qui mô, cơ cấu, tính ổn định, thời gian tồn tại, chi phí phải trả, khả năng thanh toán và rủi ro lãi suất. Trong đó:

- Qui mô là chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng hoạt động của ngân hàng. Qui mô nguồn huy động gia tăng đáp ứng cho hoạt động tài trợ không ngừng tăng trƣởng sẽ tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng hoạt động, nâng cao tính thanh khoản và tính ổn định của nguồn vốn.

- Cơ cấu nguồn vốn ảnh hƣởng tới cơ cấu tài sản và quyết định chi phí của ngân hàng: Cơ cấu huy động phải phù hợp với cơ cấu sử dụng. Nếu cơ cấu nguồn huy động không phù hợp, không đáp ứng đƣợc yêu cầu sử dụng thì sẽ không tối đa đƣợc dƣ nợ tín dụng và đầu tƣ, ngƣợc lại cơ cấu huy động nhiều mà sử dụng không hết thì hoạt động không hiệu quả, ngân hàng vẫn phải chịu lãi suất trên phần huy động thừa.

Trong điều kiện cụ thể, các nguồn có thể có tốc độ và quy mô thay đổi khác nhau. Các ngân hàng lớn có quy mô nguồn lớn thì tốc độ tăng trƣởng nguồn có thể không cao nhƣ các ngân hàng nhỏ. Những ngân hàng ở trung tâm tiền tệ có cơ cấu nguồn khác với các ngân hàng ở xa.

29

Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng có thể rất khác nhau, tuỳ thuộc vào đặc điểm khách hàng, chiến lƣợc kinh doanh và hoạt động Marketing của ngân hàng. Nhìn chung cơ cấu nguồn vốn của một ngân hàng đƣợc xem là hợp lý nếu các thành phần của nó đáp ứng đƣợc kế hoạch sử dụng vốn, đồng thời với chi phí biến động thấp nhất.

Khi huy động với qui mô, cơ cấu nhƣ đã trình bày ở trên, ngân hàng sẽ tạo lập đƣợc nguồn vốn tăng trƣởng ổn định kết hợp với chi phí vốn hợp lý sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng hoạt động có hiệu quả: ngân hàng có thể cơ cấu lại đƣợc nguồn vốn, mở rộng qui mô hoạt động, chủ động trong việc chuyển dịch cơ cấu dƣ nợ, kết quả kinh doanh khả quan hơn, từ đó nâng cao sức cạnh tranh và uy tín.

1.4.2. Chi phí vốn:

Thành phần cơ bản của chi phí huy động vốn của các ngân hàng thể hiện ở khoản chi phí trả lãi (trả lãi cho tiền gửi và tiền vay), cùng với khoản chi phí không dƣới dạng lãi suất (chi phí phi lãi) mà ngân hàng phải bỏ ra để huy động vốn.

Công tác HĐV của ngân hàng đƣợc đánh giá có chất lƣợng và hiệu quả cao về phƣơng diện chi phí khi nó đạt đƣợc những lợi ích cơ bản sau:

- Tìm kiếm đƣợc nguồn có chi phí thấp nhất để đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tƣ trong khi vẫn thoả mãn các yêu cầu tƣơng xứng giữa huy động và sử dụng về các phƣơng diện qui mô, thời hạn tính ổn định. Theo nguyên lý chung, những nguồn có chi phí biên thấp nhất sẽ là nguồn có ƣu thế nhất về phƣơng diện chi phí.

- Tăng đƣợc lợi nhuận cho ngân hàng mà không nhất thiết phải chấp nhận những rủi ro cao do sức ép tăng chi phí vốn. Lợi nhuận của ngân hàng về cơ bản sẽ bằng tổng thu nhập trừ đi chi phí và thuế, đo đó việc tăng lợi nhuận bằng cách tăng thu nhập (thông qua việc đầu tƣ vào tài sản sinh lời cao tƣơng ứng với rủi ro cao) sẽ mạo hiểm hơn là cách quản lý hiệu quả chi phí vốn.

Những nguồn có thời hạn ngắn thƣờng có chi phí nguồn thấp và tính ổn định thấp, ngƣợc lại những nguồn có thời hạn càng dài thì chi phí cao hơn nhƣng ổn định hơn. Nên để hoạch định chiến lƣợc kinh doanh cho mỗi giai đoạn, căn cứ vào chi phí phải trả cho mỗi nguồn ngân hàng đƣa ra các sách lƣợc huy động vốn phù hợp

30

nhằm mục tiêu mở rộng kinh doanh tăng dƣ nợ cho vay, đầu tƣ đồng thời bảo đảm lãi suất đƣợc định giá bù đắp đƣợc chi phí nguồn và đem lại doanh lợi mong muốn mà không ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán. Lãi suất ngân hàng quy định trả cho từng nguồn (nhóm nguồn) chỉ phần lớn chi phi phí của nó, chi phí thực hiện cho vốn và các chi phí khác

nhƣ kiểm ngân, phí dịch vụ, phí bảo hiểm tiền gửi tính trên số đƣợc sử dụng để đầu tƣ vào tài sản sinh lời.

Tuỳ theo tính chất của từng nguồn vốn sẽ có nhiều mức lãi suất danh nghĩa khác nhau. Để cạnh tranh mở rộng nguồn tiền, các ngân hàng đều cố gắng tạo ra các ƣu thế của riêng mình trong đó có ƣu thế về lãi suất cạnh tranh. Một ngân hàng có thể đƣa ra mức lãi suất danh nghĩa cao hơn các ngân hàng khác hoặc cũng có thể tạo ra lãi suất cạnh tranh bằng các phƣơng pháp nhƣ trả lãi làm nhiều lần trong kỳ hoặc trả lãi trƣớc. Để đánh giá hiệu quả của các phƣơng pháp này ngân hàng căn cứ vào NEC (Net effective cost: lãi suất hiệu quả của mỗi nguồn tiền).

Giả sử không có lạm phát, dự trữ bắt buộc thì: Lãi thực phải trả khách hàng NEC = Gốc thực ngân hàng sử dụng Nếu có tính đến dự trữ bắt buộc: Lãi thực phải trả khách hàng NECDTBB = Gốc thực ngân hàng sử dụng

NEC càng nhỏ thì ngân hàng càng có lợi. NEC phụ thuộc vào cách trả gốc và lãi. Cách trả lãi khác nhau thì NEC khác nhau.

Nếu trả gốc và lãi luôn một lần thì NEC = i (lãi suất danh nghĩa) Nếu trả lãi trƣớc NEC = i / (1 – i)

31

Các ngân hàng thƣờng sử dụng phƣơng pháp trên trong điều kiện bị khống chế về lãi suất tối đa, hoặc để thay đổi tạm thời quy mô của các khoản mục chi phí trả lãi trong kỳ.

Để đánh giá hiệu quả quản lý chi phí trả lãi và hoạch định các mức lãi suất cạnh tranh (gồm lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay) cho hoạt động huy động vốn, các ngân hàng thƣờng tình toán lãi suất bình quân.

Lãi suất bình quân của một nguồn (nhóm nguồn) đƣợc xác định bằng tỷ lệ bình quân của chi phí trả cho nó so với số dƣ bình quân của nguồn (nhóm nguồn) đó trong khoảng thời gian. Lãi suất này cho thấy xu hƣớng thay đổi lãi suất của nguồn, mức độ thay đổi mỗi nguồn, sự kết hợp giữa lãi suất cá biệt và tỷ trọng mỗi nguồn; nó cũng cho thấy những nguồn đắt tƣơng đối (lãi suất cá biệt > lãi suất bình quân) và các nguồn rẻ tƣơng đối (lãi suất cá biệt < lãi suất bình quân). Ngoài ra, lãi suất bình quân đóng vai trò quan trọng trong việc xác định chênh lệch lãi suất (phản ánh khả năng sinh lời của ngân hàng). Điều này rất có ý nghĩa đối với hoạch định chiến lƣợc nguồn vốn.

Với mỗi nguồn khác nhau, tỷ lệ có thể đầu tƣ vào các tài sản là khác nhau do đó tỷ lệ dự trữ bắt buộc khác nhau. Để có thể đánh giá chi phí cho một nguồn hay nhóm nguồn ngân hàng căn cứ vào Tỷ lệ chi phí nguồn và Tỷ lệ chi phí hoà vốn bình quân cho nguồn tài trợ từ bên ngoài.

Σ(chi phí trả lãi + chi phí phi lãi + Lợi nhuận trƣớc) Tỷ lê chi phí nguôn =

Σ Tài sản sinh lời

Σ(Chi phí trả lãi + chi phí phi lãi) Tỷ lệ chi phí hoà vốn bình quân

cho nguồn tài trợ từ bên ngoài

Σ Tài sản sinh lời

Nguồn vốn của ngân hàng không chỉ đa dạng về loại hình, đối tƣợng gửi mà các thành phần của nó có thời hạn rất khác nhau vì thế phản ứng với sự thay đổi lãi suất cũng khác nhau. Đó là Mức độ nhạy cảm của nguồn huy động với lãi suất.

32

Nguồn tiền gửi trên tài khoản giao dịch nhìn chung ít nhạy cảm với lãi suất hơn vì mục đích của khách hàng gửi tiền chủ yếu mua các dịch vụ của ngân hàng, không phải để hƣởng lãi, nên họ đánh đổi thu nhập lấy tính lỏng trong tài sản của họ. Ngƣợc lại, tiền gửi tiết kiệm của dân cƣ là nguồn có phản ứng mạnh nhất với mỗi sự thay đổi của lãi suất. Vì vậy ngân hàng dựa vào phân tích độ nhạy cảm của từng nguồn (nhóm nguồn) với lãi suất cụ thể để ấn định hệ thống lãi suất phù hợp với từng giai đoạn. Với hệ thống lãi suất này các ngân hàng có thể tăng qui mô huy động vốn trong cạnh tranh đồng thời điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo kế hoạch kinh doanh của mình.

- Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn về kỳ hạn. Sau khi đƣợc huy động, vốn đƣợc phân chia vào tài sản của ngân hàng. Các danh mục tài sản của ngân hàng cũng cần đƣợc xem xét dƣới giác độ cơ cấu thời hạn để xác định sự phù hợp với nguồn vốn.

- Trƣớc hết là kỳ hạn danh nghĩa của nguồ: Nguồn huy động thƣờng gắn với

Một phần của tài liệu hoạt động huy động vốn tại ngân hàng tmcp quân đội chi nhánh việt trì (Trang 31 - 100)