XÁC ĐỊNH TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ TÁI CHẾ NHỰA ĐẾN MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Luận văn công nghệ môi trường Giải pháp tăng hiệu quả tái chê nhựa HDPE LDPE của thành phố Hồ Chí Minh (Trang 53 - 55)

d) Công nghệ tái chế sản phẩm nhựa lai gỗ

4.5.XÁC ĐỊNH TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ TÁI CHẾ NHỰA ĐẾN MÔI TRƯỜNG

TRƯỜNG

Trong tình hình xử lý rác thải khó phân hủy (nylon, nhựa, cao su,…) còn bỏ ngõ như hiện nay, hoạt động tái chế phế liệu trên địa bàn thành phố đã góp phần rất lớn để giải quyết vấn đề nam giải này. Đối với vấn đề môi trường trong một tương lai gần, việc xử lý các loại rác này đòi hỏi chi phí quá cao; trong khi tái sinh, tái chế, tái sử dụng chúng sẽ giảm chi sử dụng chúng, tăng tuổi thọ các bãi chôn lấp; đồng thời thu được lợi nhuận từ việc bán phế liệu.

Khi xây dựng nhà máy tái chế theo công nghệ được chọn, các nguồn phát sinh chất thải có thể phát sinh như sau:

Nguồn Gây Tác Động Khí thải

− Khí thải từ quá trình phân hủy chất hữu cơ tại khu vực tập kết rác;

− Khí thải từ quá trình tái chế nhựa và sản xuất các sản phẩm nhựa chủ yếu phát sinh trong công đoạn đùn và ép sản phẩm nhựa, tại khâu này phát sinh chủ yếu là bụi và VOC. Nếu nhà máy không có biện pháp xử lý nguồn không khí phát sinh từ quá trình này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn bộ công nhân;

− Tiếng ồn, rung phát sinh từ các thiết bị máy móc trong nhà xưởng, chủ yếu là từ máy xay, băng chuyền tải, máy tạo hạt…;

Ống nước bằng vật

− Tiếng ồn, bụi, khí thải, rung từ quá trình vận chuyển của các phương tiện giao thông ra, vào nhà máy và các phương tiện bốc dỡ chủ yếu chứa SO2, NOx, CO, CO2, CxHy và bụi. Ở nồng độ cao, các khí này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, ảnh hưởng đến động thực vật, và cơ sở vật chất trong khu vực.

Nước thải

− Nước rửa xe vận chuyển trước khi vào và ra khỏi nhà máy,

− Nước thải rửa nhựa phế phẩm;

− Nước vệ sinh thiết bị, nhà xưởng;

− Nước thải sinh hoạt của công nhân viên trong nhà máy.

− Nước thải từ các khu công nghiệp…

Chất Thải Rắn

Bao gồm chất thải rắn sản xuất và chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sản xuất: bao gồm chất thải rắn sau quá trình phân loại và chất thải rắn trong quá trình sản xuất (nguy hại và không nguy hại).

Chất thải rắn sau quá trình phân loại: Bao gồm chất thải rắn có khả năng tái chế và chất thải rắn không có khả năng tái chế.

− Chất thải rắn có khả năng tái chế: bao gồm kim loại, giấy, carton,…

− Chất thải rắn không có khả năng tái chế: bao gồm sành sứ, bông băng, vải,…

Chất thải rắn trong quá trình sản xuất: bao gồm chất thải rắn nguy hại và chất thải rắn không nguy hại.

− Chất thải rắn nguy hại: bao gồm giẻ lau, bao tay dính dầu nhớt, thùng đựng hóa chất,…

− Chất thải rắn không nguy hại: bao gồm giấy, thủy tinh,… sau khi đã phân loại, các loại bao bì chứa nguyên liệu, thùng carton, sản phẩm nhựa bị lỗi, sản phẩm nhựa sau quá trình gọt bavia,…Ngoài ra còn bùn phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải.

Chất thải rắn sinh hoạt: CTR phát sinh chủ yếu từ hoạt động sinh hoạt của công nhân viên (ăn uống và vệ sinh cá nhân). CTRSH bao gồm hai loại: chất thải hữu cơ (thức ăn dư thừa, vỏ trái cây, rau quả,…) và chất thải có khả năng tái sinh, tái chế (giấy, nylon, lon thiếc, nhựa,…) Ngoài ra còn có một lượng rác nhỏ từ lá cây trong khuôn viên nhà máy cũng được thu gom chung vào với CTRSH.

Một phần của tài liệu Luận văn công nghệ môi trường Giải pháp tăng hiệu quả tái chê nhựa HDPE LDPE của thành phố Hồ Chí Minh (Trang 53 - 55)