− Thiết kế quy trình thu gom riêng cho các loại rác. Công tác này nên phối hợp với lực lượng thu gom rác tại nhà để xây dựng quy trình phù hợp.
− Thành lập ban chỉ đạo chương trình phân loại rác tại nguồn. Ban chỉ đạo họp định kỳ để kiểm tra và xử lý quá trình thực hiện.
− Xây dựng thêm trạm phân loại thứ cấp sau khi phân loại sơ cấp tại nguồn để lựa chọn các phương pháp xử lý chất thải cho phù hợp với từng loại (đặc biệt là việc phân loại nhựa khá phức tạp).
− Xây dựng thêm các trạm tái chế nhằm thu hồi lợi nhuận phục vụ cho các công tác khác liên quan đến công tác quản lý chất thải rắn.
4.4.2. Hoạt động thu mua
Hoạt động thu mua nhựa phế liệu tại địa bàn Tp.HCM hiện nay nhìn chung cũng khá triệt để. Tuy nhiên, việc thu hồi phế liệu tại các bãi rác của Thành phố
thường có sự cạnh tranh giữa những người nhặt rác. Do đó, việc thu gom rác cũng cần có một tổ chức quản lý.
Mỗi năm, Thành phố cần đưa ra một hợp đồng đấu thầu để thu hồi chất thải rắn tại các bãi rác. Chủ thầu sẽ thuê những người nhặt rác, thường là phụ nữ và trẻ em, những người nhập cư trong cùng gia đình sống cạnh các bãi rác. Họ sẽ phân loại và những phế liệu có thể tái chế được ngay khi các xe thu gom rác tới đổ rác xuống. Chủ thầu sẽ trả lương theo số lượng phế liệu mà họ thu gom được. Chủ thầu sẽ bán phế liệu trực tiếp cho các cơ sở tái chế trong thành phố, không phải qua tay mối lái trung gian. Số lượng phế liệu được bán ra phụ thuộc vào nguồn cung cấp phế liệu đáp ứng được yêu cầu của các cơ sở tái chế.
4.4.3. Các công đoạn sơ chếa. Phân loại nhựa a. Phân loại nhựa
Có thể áp dụng một số cách như:
• Thử nghiệm bằng nước
• Thử nghiệm bằng cách đốt và quan sát
• Thử nghiệm bằng móng tay
Vài nguyên tắc phân loại nhựa là:
• Tất cả những loại giống nhau (như giấy nhãn) đều bị loại bỏ.
• Nhựa mỏng, xốp và nhựa cứng phải được tách riêng.
• Những loại nhựa khác nhau (PP, PE, PS, PVC) cũng cần được tách riêng, nhất là PVC.
• Nhựa PE mỏng cần được phân ra thành loại có màu và loại trong suốt.
• Nhựa PE cứng cũng cần phân ra thành loại có màu sáng (trong suốt, màu trắng) và loại có màu khác.
b. Phơi – sấy
Hầu hết các cơ sở tái chế trong Thành phố đều có quy mô vừa và nhỏ, do đó diện tích sân phơi thường không lớn.
Loại nhựa dạng màng mỏng có thể treo thành từng hàng. Như vậy sẽ có thể giảm được diện tích sân phơi so với việc phải trải ra.
Đối với nhựa phế liệu (PE) đã được cắt nhỏ thì có thể dùng máy sấy. Phần nhựa cứng thì không thể sấy bằng máy mà phải trải ra phơi để cho ráo nước.
Chất lượng của hạt nhựa cũng như chất lượng sản phẩm sẽ được cải thiện nếu thực hiện thêm các bước sau:
− Tỷ lệ hạt nhựa mới được thêm vào theo yêu cầu chất lượng sản phẩm. Tỷ lệ nhựa mới cho vào càng nhiều thì chất lượng sản phẩm càng cao.
− Nếu các mảnh vụn nhựa cứng được sấy càng khô thì chất lượng hạt nhựa sẽ càng tốt hơn.
− Nếu chất lượng hạt nhựa chưa đạt yêu cầu, hạt nhựa có thể cho vào máy đùn một lần nữa và qua một vỉ lọc nhỏ hơn. Công đoạn này cũng nhằm làm giảm độ ẩm của hạt nhựa do chúng đi qua bể nước lạnh ở lần thứ nhất.
− Để làm tăng công suất của máy đùn, một trục vít được đặt thẳng đứng ở trong phễu. Khi trục vít quay sẽ nhấn nguyên liệu xuống và đi vào các khe của máy đùn.
− Máy đùn cần được gắn thêm quạt thông gió để làm thoát hơi nóng ẩm, do đó hạt nhựa sẽ không bị xốp và chất lượng sản phẩm được cải thiện.
− Tùy theo loại và chất lượng nguyên liệu thô (HDPE) dạng màng mỏng hoặc sợi LDPE mà chúng được trộn lẫn và băm nhỏ. Sợi LDPE là rác thải từ các quá trình tái chế khác trong nhà máy. Hai loại PE này được trộn lẫn để tạo ra một đặc tính vật lý khác cho sản phẩm. Sau quá trình đẩy và tạo hạt, tính dẻo và những đặc tính khác của nguyên liệu thể hiện ở những hạt nhựa dẻo và dai.
− Các loại nhựa mềm (túi xách, drap trải giường…) không thích hợp để đưa vào các thiết bị máy móc như máy băm, máy đùn. Vì vậy phải kết tụ chúng trước khi cắt, bằng cách làm cho nó nóng lên bằng nhiệt sau đó cho nó đông lại. Quá trình này sẽ cải thiện chất lượng của sản phẩm cuối cùng. Nguyên liệu kết tụ phải sạch, vì các tạp chất sẽ ảnh hưởng đến tính chất của nhựa và hiển nhiên độ dẻo của nhựa sẽ không đạt yêu cầu. Chất bẩn cần được lấy ra trong suốt quá trình này.
− Polystyrene chất lượng cao (HIPS) được tạo ra bằng cách cho thêm cao su vào. Nếu cho thêm chất làm mềm dẻo vào PVC thì nó sẽ là PPVC (Plasticized Polyvinyl Chloride). PPVC mềm, dễ uốn và ít bị gãy hơn, được dùng để làm các sản phẩm thổi phồng như: trái banh, ống phun nước, vòi sen, giày dép, áo mưa, vỏ bọc dây cáp…
4.4.5. Qui trình tái chế nhựa tổng hợp