Tái chế rác thải nylon làm vật liệu xây dựng

Một phần của tài liệu Luận văn công nghệ môi trường Giải pháp tăng hiệu quả tái chê nhựa HDPE LDPE của thành phố Hồ Chí Minh (Trang 48 - 49)

Lâu nay, việc tái chế nylon còn ở trình độ thấp, họ chỉ nhặt và tái chế những màng PE dày, to bỏ qua phần lớn túi nylon mỏng. Phương pháp này có thể tận dụng tối đa nguồn rác thải do ván ép là thành phẩm không kén nguyên liệu.

Với ưu điểm về khả năng chịu ẩm, nhẹ, mặt nhẵn, không dính bêtông và độ bền cao, không tác động xấu đến sức khỏe con người…những tấm vật liệu này có thể được dùng để sản xuất đồ gia dụng như bàn, ghế, tủ, có thể xây dựng nhà ở vùng ngập lụt, mương dẫn nước, vật liệu cách âm, cách nhiệt…

Nhựa phế liệu Nghiền sơ bộ Bộ nạp liệu

Bộ cắt liệu Lưới tạo hạt Máy trộn và ép đùn

Sản phẩm

Hình 4.4: Công nghệ tái chế rác thải nylon làm vật liệu xây dựng

Việc xay rửa nhằm mục đích giảm thể tích của nhựa phế thải và loại bỏ tạp chất bẩn là công đoạn quan trọng nhất của quá trình xử lý rác thải nylon.

Công nghệ sấy rác thải nylon phải đáp ứng được yêu cầu làm khô gần như tuyệt đối rác nylon sau khi rửa. Vì vậy, công nghệ sấy tầng sôi là phù hợp với quy trình này vì tính hiệu quả, liên tục và năng suất sấy cao.

Sau các bước sơ chế như phân loại rác, làm sạch, cắt nhỏ, sấy khô và pha trộn với các chất phụ gia là bột đá, xơ dừa hay sợi thủy tinh và chất keo dính…nguyên liệu hỗn hợp trên được đưa vào máy ép để tạo thành tấm vật liệu.

Theo tính toán, để làm ra 1m2 tấm vật liệu (dày 1cm) cần 9 – 10 kg nylon.

Một phần của tài liệu Luận văn công nghệ môi trường Giải pháp tăng hiệu quả tái chê nhựa HDPE LDPE của thành phố Hồ Chí Minh (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w