4.1. NHẬN XÉT CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG TÁI CHẾ PHẾ LIỆU NHỰA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Hoạt động xử lý – thu hồi và tái sử dụng chất thải rắn nói chung và phế liệu nhựa nói riêng ở Tp.HCM còn đang vướng phải nhiều vấn đề:
- Chính sách khuyến khích phân loại chất thải rắn tại nguồn chưa được phát huy hiệu quả. Tại khu xử lý chất thải rắn chưa có phương tiện và thiết bị phân loại nên chưa có thể phát triển các phương tiện xử lý có quy mô lớn và hiện đại.
- Tỷ lệ chất thải rắn được thu hồi để tái chế, tái sử dụng vào khoảng 20 – 40%, chủ yếu do những người chuyên bới rác thu nhặt. Tuy nhiên hoạt động thu nhập chất thải rắn – phế liệu là hoàn toàn tự phát, không được tổ chức và quản lý.
- Hiện trạng các cơ sở tái chế ở quy mô vừa và nhỏ, đa phần là các hộ sản xuất cá thể với công nghệ và dây chuyền sản xuất tái chế lạc hậu, trang thiết bị thô sơ, thủ công. Chưa có sự quan tâm đúng mức của Nhà nước và các ban ngành chức trách.
- Vấn đề an toàn lao động cho công nhân cũng như an toàn lao động của nhà xưởng chưa đảm bảo. Vệ sinh môi trường nhà xưởng và môi trường xung quanh khu vực sản xuất cần giải quyết các vấn đề như: ô nhiễm môi trường nước mặt, môi trường đất do sự cố kỹ thuật trong sản xuất, hóa chất và nguyên liệu chảy tràn – rò rỉ…Ngoài ra còn gây ô nhiễm môi trường không khí từ các lò đốt, khí thải, ô nhiễm mùi…
- Nhiên liệu đốt tại các cơ sở tái chế hiện nay chủ yếu là dùng nhớt cặn và củi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Phương pháp chôn lấp rác hợp vệ sinh như hiện nay chưa đạt yêu cầu trong vấn đề đặt hệ thống thu nước rác rò rỉ cũng như thu khí gas sinh ra.
Việc tái chế đem lại khá nhiều tích cực, đó là:
Công nghệ tái chế nhựa hiện tại có thể tái chế được tất cả các loại nhựa phế liệu hiện có từ bao bì nylon, ống nước PVC hư hỏng, nhựa từ các vật dụng như: thau, rổ, chai, ly, ca nhựa…
Đối với nhà sản xuất, việc tái chế phế liệu giúp đem lại lợi nhuận từ việc bán phế liệu, tiết kiệm được một lượng kinh phí đáng kể trong việc nhập nguyên liệu cũng như chi phí xử lý chất thải.
Hơn nữa nó còn giải quyết công ăn việc làm cho một số lớn lao động đang thất nghiệp tại Thành phố.
Về mặt môi trường, việc tái chế phế liệu giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất. Đồng thời giúp tiết kiệm được diện tích xây dựng cũng như kéo dài tuổi thọ các bãi chôn lấp rác.
Tuy vậy, hiện nay hầu hết các hoạt động tái chế phế liệu tại Tp.HCM đều do các cơ sở tư nhân đảm trách. Đây là những cơ sở nhỏ, vốn đầu tư thấp, hoạt động chủ yếu mang tính tự phát, phương tiện sản xuất đa số là thủ công. Do vậy, vấn đề ô nhiễm cho môi trường do hoạt động sản xuất của các cơ sở này là một bài toán khó cho các nhà môi trường.
4.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH TÁI CHẾ NHỰA
Dựa trên những ưu – nhược điểm và thuận lợi – khó khăn, ngành tái chế nhựa cần được phát triển theo hướng tồn tại song song các dự án tái chế nhựa quy mô lớn với quy trình khép kín và công nghệ hiện đại bên cạnh các cơ sở vừa và nhỏ với công nghệ truyền thống.
Với tốc độ phát sinh rác thải không ngừng gia tăng hiện nay, lượng nhựa phế thải cần được tái chế được đánh giá là đã vượt quá năng lực của các cơ sở tái chế nhỏ lẻ.
Bên cạnh đó, với công nghệ thô sơ truyền thống, các cơ sở này đang dần không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường cả về chất lượng, số lượng và là các nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng trong các khu dân cư. Vì vậy công nghiệp hóa ngành tái chế nói chung và tái chế nhựa nói riêng là việc làm cần làm ngay. Cần phải có sự đầu tư phát triển các dự án tái chế nhựa quy mô công nghiệp, với dây chuyền tái chế nhựa hiện đại. Các dự án này sẽ đáp ứng được các yêu cầu quan trọng sau:
Tái chế nhựa với sản lượng lớn và hiệu quả tái chế cao.
Đảm bảo vấn đề môi trường.
Chất lượng sản phẩm tái chế cao, cạnh tranh được với sản phẩm từ nhựa nguyên liệu mới.
Tuy nhiên, các cơ sở tái chế quy mô lớn hiện nay vẫn còn hạn chế về phạm vi thu gom. Ngoài ra, các cơ sở tái chế này còn có yêu cầu cao về số lượng và chất lượng nguyên liệu nhựa phế thải đầu vào. Trong tình hình hiện nay, đây sẽ là những nguyên nhân làm hạn chế khả năng xử lý triệt để lượng nhựa và nylon phế thải cần tái chế phát sinh trên địa bàn thành phố.
Vì vậy, trong giai đoạn sắp tới vẫn rất cần hoạt động của các cơ sở tái chế vừa và nhỏ, hoạt động như những vệ tinh thu mua và phân loại nhựa và nylon phế thải cho các cơ sở tái chế nhựa quy mô công nghiệp. Các cơ sở quy mô vừa và nhỏ này đồng thời cũng góp phần đáp ứng thị trường sản phẩm nhựa tái chế giá rẻ vốn bị các cơ sở qui mô công nghiệp bỏ ngỏ. Các cơ sở vừa và nhỏ này với những ưu điểm riêng, đặc điểm là mạng lưới thu mua rộng đã được thiết lập lâu năm có khả năng thu mua nhựa phế liệu với hiệu quả cao và triệt để.
Tuy nhiên, cần phải có sự quản lý thống nhất mạng lưới các cơ sở này và chúng phải từng bước được nâng cấp thành hệ thống thu mua, phân loại và tái chế chuyên nghiệp hơn vừa đảm bảo mục tiêu sản xuất vừa đảm bảo không tác động xấu đến môi trường. Duy trì chính sách di dời các cơ sở tái chế nhựa gây ô nhiễm nằm trong khu vực dân cư. Các cơ sở này nên được bố trí lại ở các khu liên hiệp xử lý chất thải rắn đã được nhà nước qui hoạch như:
Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc Tp.HCM (xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi)
Khu liên hợp xử lý chất thải rắn ở Thủ Thừa, Long An
Đặc biệt, khu liên hợp xử lý chất thải rắn ở Thủ Thừa, Long An được định hướng qui hoạch theo mô hình khu công nghiệp tái chế sinh thái.
Mặc dù còn tồn tại nhiều khó khăn, nhưng với những thành tựu đã đạt được cộng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn ngành, chúng ta tin rằng trong tương lai ngành tái chế nhựa Việt Nam sẽ có những bước tiến vượt trội, trở thành một trong những ngành kinh tế thế mạnh của đất nước.
4.3. PHÂN TÍCH CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ LỰA CHỌN CÁC BIỆN PHÁP TÁI CHẾ NHỰA KHẢ THI CHẾ NHỰA KHẢ THI
Hiện nay, hầu hết các hoạt động tái chế phế liệu tại Tp.HCM đều do các cơ sở tư nhân đảm trách. Đặc trưng nổi bật nhất của những cơ sở này là quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, mang tính chất hộ gia đình, vốn đầu tư thấp, phương tiện sản xuất đa số
là thủ công, công nghệ lạc hậu, thiết bị chắp vá. Hơn thế nữa, hầu hết các cơ sở tái chế đều chưa có hệ thống xử lý chất thải và nhận thức của họ về bảo vệ môi trường cũng chưa cao. Vì vậy, việc lựa chọn các công nghệ sao cho phù hợp và khả thi đối với tình hình rác thải, điều kiện tự nhiên, khả năng đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường và tình hình kinh tế – xã hội ở khu vực Tp.HCM và khu vực lân cận phải được cân nhắc kỹ lưỡng.
Nhìn chung, các giải pháp công nghệ đưa ra cần phải đơn giản, đảm bảo khả năng phù hợp với trình độ dân trí và mức độ kinh tế của họ. Việc lựa chọn công nghệ thích hợp để tuần hoàn và tái sử dụng phế liệu nhựa cho khu vực Tp.HCM phải dựa trên một số quy tắc.
4.3.1. Về kinh tế
Công nghệ xử lý được lựa chọn phải đảm bảo tính khả thi về mặt kinh tế và được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu cơ bản sau :
• Máy móc thiết bị phải có giá cả chấp nhận được, có thể đầu tư trong điều kiện Tp.HCM. Chi phí đầu tư phải ở mức thấp nhất do phần lớn lao động trong ngành tái chế là những thành phần lao động nghèo, sản xuất ở quy mô nhỏ với số vốn đầu tư thấp.
• Vốn đầu tư vào các dây chuyền công nghệ phải thấp. Hiệu suất sản xuất của công nghệ phải cao và giảm thiểu việc phát thải ra môi trường tới mức thấp nhất.
4.3.2.Về kỹ thuật
Tính khả thi về mặt kỹ thuật đối với công nghệ tái chế được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu cơ bản sau:
• Công nghệ được chọn (kể cả các công nghệ phụ trợ kèm theo) phải có cấu trúc thiết bị đơn giản, dễ vận hành… để phù hợp với trình độ còn thấp của đa số lao động trong ngành này.
• Phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng hiện tại của các cơ sở tái chế tại Tp.HCM. Nghĩa là thiết bị máy móc phải nhỏ, gọn để phù hợp với mặt bằng nhìn chung là chật hẹp của các cơ sở này.
• Công nghệ phải đảm bảo có các thiết bị thay thế và đảm bảo khả năng cung cấp, bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị kèm theo.
• Phải có hiệu suất tái chế cao cũng như chất lượng sản phẩm tái chế phải được đảm bảo để có thể cạnh tranh được với hàng ngoại nhập có chất lượng cao đang xâm
nhập vào thị trường. Ngoài ra mức sống của người dân ngày càng được nâng cao cũng làm thay đổi thị hiếu người tiêu dùng, dẫn đến xu hướng hiện nay là đòi hỏi các sản phẩm có chất lượng cao. Mặt khác, nguyên liệu chính phẩm dồi dào đang được nhập với giá rẻ.
4.3.3. Về môi trường
Mục tiêu của việc tái chế chất thải là nhằm giảm thiểu lượng chất thải cần phải xử lý và thu được lợi ích kinh tế từ việc tận dụng lại chất thải cho các mục đích khác nhau. Vì vậy, tính khả thi về mặt môi trường đối với công nghệ tái chế chất thải được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu cơ bản sau:
• Không được phát sinh ra chất thải thứ cấp có khả năng gây ô nhiễm và tác động tới môi trường. Tức là, công nghệ tái chế chất thải phải bao hàm tất cả giải pháp kĩ thuật và công nghệ hỗ trợ nhằm xử lý triệt để và thỏa mãn các qui định hiện hành về bảo vệ môi trường đối với các chất thải thứ cấp sinh ra, ví dụ như:
− Nước thải; − Khí thải;
− Cặn bùn từ hệ thống xử lý nước thải; − Tro từ các lò đốt nhiên liệu;
− Bụi phát sinh trong quá trình sản xuất;
− Các thành phần trơ khác sau khi được tách riêng khỏi vật liệu tái chế.
• Công nghệ phải đảm bảo tính an toàn và hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro, tác hại đối với sức khỏe của những người trực tiếp vận hành hệ thống .
• Sản phẩm sau tái chế phải đảm bảo đạt chất lượng môi trường và an toàn đối với người sử dụng.
4.4. ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ PHÙ HỢP CHO ĐIỀU KIỆN TP.HCM4.4.1. Phân loại chất thải tại nguồn 4.4.1. Phân loại chất thải tại nguồn
Phân loại chất thải tại nguồn là vấn đề rất cần thiết, và có hiệu quả kinh tế và cả vấn đề bảo vệ môi trường. Việc phân loại chất thải rắn tại nguồn làm cho chất thải trở nên sạch hơn, làm tăng hiệu quả của các quá trình tái chế, tái sử dụng các loại phế liệu. Đồng thời làm giảm mức độ ô nhiễm tại các cơ sở phân loại và tái chế. Một lợi ích to lớn khác của việc phân loại chất thải rắn tại nguồn là có thể giảm được diện tích đất sử dụng cho các bãi chôn lấp của Thành phố. Do đó, Thành phố cần thực hiện chương trình phân loại rác tại nguồn. Cụ thể: