Đối với danh mục cho vay

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 48 - 52)

2.1. Biện pháp xử lý nợ xấu bằng chứng khoán hóa

Thực hiện chứng khoán hóa cho phép khắc phục được những tồn tại hạn chế về nguồn vốn cho vay trung dài hạn của các Ngân hàng thương mại. Đồng thời đảm bảo cho các ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả, đúng bản chất - hoạt động trên thị trường tiền tệ nhằm đáp ứng vốn cho các doanh nghiệp. Hiện chứng khoán hóa các khoản nợ

được xem là phương cách hiệu quả trong xử lý các khoản nợ khó đòi của hệ thống ngân hàng. Một trong những mấu chốt căn bản để các sản phẩm chứng khoán hóa có thể phát triển là thị trường chứng khoán phải phát triển. Trong khi đó, thị trường chứng khoán của Việt Nam vẫn còn bé, quy mô chưa đủ mạnh, chưa có các nền tảng để triển khai các công cụ và sản phẩm phái sinh như một thị trường phát triển. Do đó, việc chứng khoán hóa các khoản nợ xấu sẽ rất phức tạp, mất thời gian cũng như kém hiệu quả, thậm chí có thể làm rối rắm thêm thị trường. Từ những hạn chế: Thị trường mua bán nợ của Việt Nam vẫn chưa thực sự hình thành, còn thiếu vắng những công ty, tổ chức mua bán nợ tư nhân và quốc tế cùng tham gia thị trường. Hơn nữa, hành lang pháp lý cho một thị trường thứ cấp, nơi các tài sản thế chấp được đóng gói thành các sản phẩm chứng khoán hóa có thể được trao đổi mua đi bán lại ở Việt Nam, cũng rất thiếu khuyết.

Biện pháp:

- Cần gắn chứng khoán hóa các khoản nợ khó đòi với nhiệm vụ tái cơ cấu doanh nghiệp. Theo đó, nên hiểu chứng khoán hóa các khoản nợ khó đòi ở đây là chuyển hóa các khoản nợ, biến nó thành cổ phần. Tình trạng này có thể xét cho những doanh nghiệp có nguy cơ giải thể, phá sản do không thanh toán được nợ. Khi món nợ ngân hàng đã được chuyển thành cổ phần, thì có thể tìm nhà đầu tư, đối tác mua lại nợ với một tỉ lệ sở hữu, chi phối để các nhà đầu tư, đối tác mới có thể tiếp cận và tái cơ cấu doanh nghiệp, quản lý luôn doanh nghiệp.

- Ngoài ra, để tiến trình chứng khoán hóa thành công, trong vai trò đồng chủ nợ các khoản nợ xấu tại một doanh nghiệp nào đó, ACB cần tích cực nâng cao tính cộng đồng hơn nữa, phối hợp cùng tổ chức chuyên về xử lý nợ gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp. Song song với đó, Nhà nước cần khuyến khích các ngân hàng thật sự mạnh mua lại những ngân hàng yếu kém, miễn các loại thuế GTGT, TNDN... cho các hoạt động mua bán nợ nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trường mua bán nợ.

- Trong điều kiện nghiệp vụ tái cơ cấu của ACB còn nhiều hạn chế, để chứng khoán hóa thành công các khoản nợ, ngân hàng cần phối hợp với một tổ chức chuyên về xử lý

nợ gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp như DATC. Đây là hướng đi mới giúp xử lý nợ, tái cơ cấu doanh nghiệp nhanh nhất, hiệu quả nhất.

2.2. Bán các khoản cho vay (hay mua bán nợ)

2.2.1. Hoạt động mua bán nợ ở ACB

Đầu Quý III/2013: ACB có 3.090 tỷ đồng nợ xấu, chiếm khoảng 2,9% tổng dư nợ của ngân hàng này. So với cùng kỳ năm ngoái, số nợ xấu đã tăng thêm 20%, tốc độ gần như là nhanh nhất trong lịch sử 20 năm hoạt động của ngân hàng này. Nhưng tỷ lệ nợ xấu của ACB vẫn thấp hơn 3%, mức bắt buộc phải bán lại nợ cho VAMC. ACB trở thành ngân hàng đầu tiên đánh tiếng về khả năng bán lại nợ xấu cho VAMC, với khoản nợ trị giá khoảng 1.500 tỷ đồng, tức là một nửa số nợ xấu.

Trong 9 tháng đầu 2013, ACB đã tất toán thành công toàn bộ 15.500 tỷ đồng chứng chỉ tiền gửi vàng. Nợ có khả năng mất vốn giảm mạnh nhưng do tổng nợ xấu tăng cao đã khiến tỷ lệ nợ xấu của ACB tại 30/9 vượt 3%, bắt buộc phải bán cho VAMC.

Năm 2013, tuy vẫn còn chịu ảnh hưởng của biến cố tháng 8/ 2012, ACB đã trụ vững, tiếp tục lành mạnh hóa bảng tổng kết tài sản, củng cố các hoạt động ngân hàng truyền thống, và thu hẹp hoạt động đầu tư.

Kết thúc năm, Tập đoàn ACB đã đạt được các chỉ tiêu tài chính tín dụng cơ bản như sau:

Tổng tài sản 167.000 tỷ đồng

Vốn huy động 151.000 tỷ đồng

Dư nợ cho vay khách hàng 107.000 tỷ đồng

Tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3 – nhóm 5) 3%

Lợi nhuận trước thuế 1.035 tỷ đồng

Cuối tháng 12/2013 ACB đã bán 423 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC, thu về 318 tỷ trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành và thực hiện trích lập dự phòng bắt đầu từ năm 2014.

Mặc dù lợi nhuận và một số chỉ tiêu khác không như kỳ vọng, nhưng nhìn chung kết quả mà ACB đạt được là đáng khích lệ trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn và nỗ lực khắc phục và xử lý các vấn đề tồn đọng của mình.

Trong quý I/2014, ACB bán thêm 80 tỷ đồng nợ xấu, đạt mục tiêu cân bằng trong năm 2014.

Đáng lưu ý, trong quý đầu năm, ACB đã trích lập dự phòng rủi ro khá mạnh và có chiến lược dàn trải phần dự phòng cho cả năm, thay vì tập trung vào quý 4 như mọi năm.

2.2.1. Đề xuất giải pháp hoàn thiện mua bán nợ ở ACB:

Liên tục xử lý thu hồi nợ cũng như trích lập dự phòng đối với các khoản tín dụng và khoản phải thu tồn đọng.

Tập trung cao độ vào việc xử lý và kiểm soát nợ xấu, rà soát tình trạng nợ, trích lập dự phòng, xóa nợ, và bán nợ.

Có TSĐB, hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ

Từ những thực tế trên ACB nên duy trì tích cực tìm kiếm giải pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề tồn đọng, chủ động đo lường trước để quản lý nợ xấu ổn định dưới 3%.

KẾT LUẬN

Với định hướng tiếp tục giữ vị thế dẫn đầu trong hệ thống NHTMCP tại Việt Nam, rút ngắn khoảng cách về quy mô với các NHTMNN, ACB đã xây dựng kế hoạch phát triển với các chỉ số tăng trưởng cao về tổng tài sản, huy động vốn, dư nợ tín dụng... lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành. Bên cạnh yếu tố tăng trưởng, ACB cũng rất chú trọng vấn đề ổn định, an toàn và hiệu quả trong hoạt động, đặc biệt là công tác quản trị rủi ro tín dụng. Ngân hàng đang hướng dẫn công tác quản trị và điều hành theo các chuẩn mực quốc tế. Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng hoàn toàn phù hợp với định hướng của toàn ngành ngân hàng, sẵn sàng cho thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 48 - 52)