Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu 1.1 Thực trạng ngân hàng Á Châu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 30 - 32)

Tình hình nợ xấu, nợ quá hạn của ngân hàng Á Châu

(Đơn vị: triệu đồng) 2011 2012 2013 Tổng dư nợ 102.809.000 102.814.848 107.190.021 Số dư nợ quá hạn 1.244.725 7.992.098 6.209.886 Số dư nợ xấu 917.967 2.570.970 3.242.868 Nợ có khả năng mất vốn 297.339 1.150.391 2.083.982

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB năm 2011, 2012, 2013)

Số dư nợ quá hạn • Tỉ lệ nợ quá hạn = --- Tổng dư nợ Số dư nợ xấu • Tỉ lệ nợ xấu = --- Tổng dư nợ Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tỉ lệ nợ quá hạn 1,211% 7,773% 5,793% Tỉ lệ nợ xấu 0,893% 2,501% 3,025% Nợ có khả năng mất vốn 0,003% 0,011% 0,019%

Một trong số những điểm sáng trong toàn cảnh hoạt động của ngân hàng ACB năm 2011 là rủi ro tín dụng được kiểm soát tốt trước thực trạng tín dụng toàn ngành ngân hàng đi xuống. Trong năm 2011, ACB tập trung nhiều nguồn lực cho công tác phân tích nguyên nhân và cảnh báo nguy cơ phát sinh nợ quá hạn của hệ thống đồng thời thực thi

rất quyết liệt công tác đốc thúc, xử lý thu hồi nợ. Kết quả đến cuối năm 2011, tỷ lệ nợ nhóm 3 đến nhóm 5 của ACB là 0,893% chỉ bằng xấp xỉ ¼ so với ngành (khoảng 3,4%).

Tuy nhiên, trong khoảng 6 tháng đầu năm 2012, ACB đã công bố nợ có khả năng mất vốn tăng thêm hơn 2 lần, từ mức gần 300 tỷ đồng vào cuối năm 2011 lên đến hơn 600 tỷ vào cuối tháng 6/2012. Hai nhóm còn lại gồm dưới tiêu chuẩn và nghi ngờ, nợ xấu cũng tăng gấp trên dưới 2 lần, lần lượt ở trên 500 tỷ đồng và 460 tỷ đồng. Gộp chung lại, nợ xấu của ACB tại ngày 30/6 dao động 1.500 tỷ đồng đến 1.600 tỷ đồng. Đến cuối năm 2012, tỉ lệ nợ xấu đã chiếm 0,011% tổng dư nợ.

- Trong năm 2013, tỉ lệ nợ xấu bất ngờ tăng cao từ “chuẩn an toàn” lên trên 3% (3,025%), nợ có hả năng mất vốn chiếm 0,019% tổng dư nợ.

- Tính tới hết quý 2/2014, tỷ lệ nợ xấu của ACB cũng “vọt” lên tới 3,6%, tương đương 4.037 tỷ đồng. Riêng nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng 23,3% so với đầu năm, lên mức 2.616 tỷ đồng. Nợ nhóm 2 – nợ cần chú ý cũng tăng 22% so với hồi đầu năm.

1.2. Nguyên nhân dẫn tới nợ xấu

Nguyên nhân chủ quan:

Sự tăng của các khoản vay nhiều rủi ro nhất khiến cho nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) của ngân hàng ACB tăng lên gấp đôi chủ yếu của doanh nghiệp, phần của cá nhân không nhiều. ACB không có nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản mà chủ yếu ở doanh nghiệp thủy hải sản có quan hệ với thị trường thế giới.

Năm 2012, có một số nợ xấu tập trung ở các khoản vay của Vinashin, nhưng không nhiều, những khoản tín dụng này ACB rót cho công ty con do Vinashin đứng ra bảo lãnh, có tài sản đảm bảo. Sự tăng của các khoản vay nhiều rủi ro nhất khiến cho nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) của ngân hàng ACB tăng lên gấp đôi chủ yếu của doanh nghiệp, phần của cá nhân không nhiều. ACB không có nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản mà chủ yếu ở doanh nghiệp thủy hải sản có quan hệ với thị trường thế giới.

Ngoài ra, có một phần nợ nằm trong Công ty thủy sản Bình An nhưng cũng được đảm bảo bằng nhà máy của doanh nghiệp này. Và Bianfishco cũng đang đàm phán về vấn đề mua nợ, nên nếu mọi việc ổn thỏa, thì khoản tín dụng này cũng không hẳn là nợ xấu.

Nguyên nhân khách quan:

- Từ cuối năm 2008, do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nên môi trường kinh doanh trong nước gặp rất nhiều khó khăn đã làm cho chất lượng tín dụng suy giảm và nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng .

Đặc biệt, từ năm 2011 đến nay, tổng cầu của nền kinh tế giảm mạnh, tiêu thụ hàng hóa gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho của doanh nghiệp ngày một nhiều khiến họ không dám vay và ngân hàng cũng không dám cho vay vì lo sợ gia tăng tỷ lệ nợ xấu, thị trường bất động sản đóng băng, năng lực tài chính của doanh nghiệp giảm sút... làm cho tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2011 chậm lại đáng kể và trong 7 tháng đầu năm 2012 (chỉ tăng 1,02% nhưng nợ xấu tăng tới 45,5%).

Các khoản nợ cũ quá hạn đang tăng lên trong khi ngân hàng huy động mà lại không cho vay ra được, doanh nghiệp phá sản nhiều.

- Một phần cũng là do các khoản nợ xấu thực chất vẫn – đã tồn tại trong bảng cân đối của các ngân hàng từ trước đó, nhưng do cách hạch toán trước đây thì ngân hàng có thể tái cơ cấu lại nợ, đảo nợ để giảm tỷ lệ này xuống.

Tuy nhiên, khi Thông tư 09 được áp dụng từ 1/6/2014 dù có một số quy định được hoãn lại tới sang năm, với quy định khắt khe đã khiến nợ xấu tăng lên và trở về đúng giá trị thực trong bảng cân đối tài chính của các ngân hàng.

- Tín dụng mới gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng tín dụng, số tuyệt đối nợ xấu cao thì khó giảm được tỷ lệ nợ xuống.

- Vài chục ngàn tỷ được các ngân hàng bán lại nợ cho VAMC nhưng chỉ là một phần rất nhỏ tổng số nợ của hệ thống ngân hàng mà thôi. Nên khi tăng trưởng tín dụng và nợ xấu không được giải quyết rốt ráo thì nợ xấu tăng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 30 - 32)