Đánh giá về hoạt động xếp hạng tín dụng tại NHTMCP Á Châu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 25 - 30)

1 Tích cực:

- Việc xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là một bước tiến mạnh dạn trong việc phát triển và tiếp cận với các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, nhằm tiến tới hội nhập về công nghệ ngân hàng trong khu vực.

- Việc sử dụng đồng thời hai hệ thống: Scoring- phân loại nợ và Scoring – xét duyệt để đảm bảo hai mục đích của xếp hạng tín dụng là phân loại nợ theo điều 7 quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và phục vụ công tác xét duyệt của chính ngân hàng là một bước tiến trong hoạt động xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại các NHTM Việt Nam.

- Kết quả xếp hạng tín dụng của Scoring – xét duyệt đối với từng doanh nghiệp là căn cứ để ngân hàng đưa ra những quyết địh ứng xử phù hợp với từng khách hàng: đồng ý hay không đồng ý cho vay; đề ra chính sách khách hàng phù hợp như xác định mức lãi suất, biện pháp đảm bảo tiền vay... đây là một trong những công cụ hữu hiệu giúp các ngân hàng nâng cao năng lực quản lý trong việc cho vay, thu nợ và quản lý rủi ro tín dụng.

- Xét trên góc độ quản lý toàn danh mục tín dụng, kết quả xếp hạng tín dụng Scoring – xét duyệt đã mang lại hiệu quả giúp ngân hàng trong việc đề ra chiến lược Marketing nhằn hướng tới những khách hàng có ít rủi ro hơn.

- Kết quả của Scoring – phân loại nợ chính xác giúp ngân hàng đánh giá đúng độ rủi ro của từng khoản tín dụng để thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định. Đồng thời việc xếp hạng tín dụng hàng kỳ, hàng quý buộc các cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra các hoạt động kinh doanh của khách hàng, theo dõi và đốc thúc khách hàng trả nợ vayy đúng hạn, giúp ngân hàng phát hiện kịp thời những dấu hiệu về việc suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng để đưa ra những ứng xử phù hợp.

- ACB đã xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu đánh giá khách quan và được phân ra thành 2 nhóm: chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Cả hai nhóm chỉ tiêu này đều được lượng hóa thành điểm số nhất định, điểm số của từng chỉ tiêu được nhập trực tiếp vào phần mềm, cán bộ tín dụng thực hiện xếp hạng tín dụng cũng không biết được tỷ trọng cũng như điểm số của từng chỉ tiêu mà học sẽ chỉ biết được điểm số cụ thể thừng chỉ tiêu khi kết quả xếp hạng tín dụng đã được cấp trên xét duyệt đồng ý, do đó kết quả xếp hạng tín dụng sẽ khách quan hơn, hạn chế việc cố tình điều chỉnh kết quả xếp hạng tín dụng của cán bộ tín dụng.

2 Những hạn chế còn tồn tại cần khắc phục.

Hệ thống XHTD hiện đang áp dụng tại ACB do bộ phận nghiên cứu ACB cùng các chuyên gia và các nhà tư vấn xây dựng. Trong quá trình đó đã không tránh khỏi một số vướng mắc còn tồn tại. Nguồn thông tin sử dụng vừa thiếu vừa chưa đáng tin cậy. Đối tượng khách hàng của ACB phần lớn là các doanh nghiệp thực hiện nhấp liệu cả hai hệ thống: Scoring – Xét duyệt để có kết quả chấm điểm tín dụng và CLMS – phần mềm làm tờ trình tín dụng. Các chỉ tiêu trên 2 hệ thống này có nhiều nét tương đồng nhau nhưng lại

không kết nối được với nhau, do vậy, CBTD phải làm nhiều thao tác 2 lần gây lãng phí thời gian

Hiện nay mô hình Xếp hạng tín dụng cá nhân tại ACB vẫn đang trong quá trình thử nghiệm và hoàn thiện, do vậy các tiêu chí và nhóm tiêu chí được xây dựng trong mô hình còn nhiều điểm bất cập như là:

Đối với chấm điểm cá nhân tiêu dùng.

- Một số tiêu chí/ chỉ tiêu lặp lại không phản ánh được năng lực tài chính cũng như khả năng trả nợ của người vay, với các chỉ tiêu như “ Tổng thu nhập hàng tháng của người vay “ lặp lại với chỉ tiêu” Mức thu nhập ròng ổn định hàng tháng “ và chỉ tiêu “ Tỷ lệ số tiền phải trả/ thu nhập ròng ổn định “ hay chỉ tiêu “ Tủy lệ nự quá hạn tại thời điểm đánh giá “ với chỉ tiêu “ Tình hình nợ quá hạn của dư nợ hiện tại” .

- Ngoài ra còn một số chỉ tiêu của mô hình mang tính hình thức hay quá phụ thuộc vào cảm tính của người đánh giá, hoặc các chỉ tiêu này ít ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người vay như “ Thời hạn lưu trú trên địa bàn “ , “ Đánh giá mối quan hệ của người vay với cộng đồng “ , “ Năng lực pháp luật dân sự, hình sự của người thân” , “ Gia cảnh người vay” và “ Rủi ro nghề nghiệp “.

Đối với chấm điểm cá nhân kinh doanh:

Tương tự như phần chấm điểm cá nhận tiêu dùng, đó là sự lặp lại của một số chỉ tiêu như “ Tỷ trọng doanh thu trả chậm trong tổng số doanh thu “ với “ Số ngày trả chậm bình quân của các khoản phải thu “…hoặc một số chỉ tiêu mang tính hình thức và cảm tính như “ Đánh giá mối quan hệ của chủ hộ kinh doanh với cộng đồng” , “ Kế hoạch kinh doanh trong hai năm tới “ , “ Mức độ quan tâm của hộ kinh doanh trong việc tạo dựng uy tín, thương hiệu và chất lượng phục vụ”…

Nguyên nhân từ Ngân hàng

Do đây mới là mô hình thử nghiệm, chưa chính thức áp dụng cho toàn hệ thống nên các chỉ tiêu, thông số của mô hình còn nhiều bất cập, chưa khoa học khi đánh giá, xếp hạng khách hàng.

Trình độ và năng lực người thực hiện XHTDDN còn nhiều hạn chế. Yếu tố quan trọng quyết định đến việc xếp hạng doanh nghiệp là khả năng, trình độ của CBTD, họ sẽ là người thu thập thông tin một cách đầy đủ, chính xác và xử lý một cách độc lập khách quan, nhằm đưa ra những thông tin hữu ích cho việc xếp hạng. Tuy nhiên, nhận thức và kinh nghiệm của mỗi người là khác nhau nên kết quả làm việc cũng khác nhau. Thêm vào đó mỗi CBTD phải thực hiện toàn bộ quy trình của một khoản vay, đảm nhiệm một khối lượng công việc rất lớn và lại thực hiện cho đối với nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, với các lĩnh ngành nghề khác nhau,điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng XHTD doanh nghiệp.

Công việc thập dữ liệu chưa được thực hiện tốt, nhân viên thẩm định dựa quá nhiều vào số liệu do khách hàng tự cung cấp mà chưa quan tâm đến các nguồn thông tin khác như : Thông tin từ cơ quan thuế, ngân hàng khác,phương tiện thông tin đại chúng…

Cơ sở hạ tầng về hệ thống thông tin chưa xây dựng được các phần mềm chấm điểm tự động khách hàng mà vẫn phụ thuộc vào các thao tác nhập liệu mất thời gian và nhân lực.Hệ thống xếp hạng tín dụng tại ngân hàng còn chưa hoàn thiện.Mô hình XHTD tại ACB cũng như các NHTM khác đều học hoit từ mô hình XHTD tại các nước tiên tiến trên thế giới, do vậy khi áp dụng với điều kiện thực tế tại Việt Nam còn nhiều bất cập.

Nguyên nhân từ phía khách hàng.

Cung cấp thông tin không chính xác, thậm chí giả mạo thông tin trong việc cung cấp hồ sơ vay vốn, điều này gây khó khăn và mất thời gian cho NH trong việc thẩm định khoản vay và xếp hạng khách hàng.

Nguyên nhân quan trọng khác gây khó khăn cho công tác XDTDDN của CBTD là do nguyên tắc bảo mật thông tin của doanh nghiệp.Đối với doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thì vấn đề bảo mật thông tin mang tính quan trọng hàng đầu. Họ không muốn tiết lộ nhiều thông tin mang tính cạnh tranh với các doanh nghiệp khác hoặc là những thông tin mật về phương thức và bí quyết kinh doanh. Vì thế, các tài liệu họ cung cấp cho ngân

hàng thường không thực sự chính xác và đầy đủ. Đây cũng là một nguyên nhân làm cho công tác đánh giá, xếp hàng doanh nghiệp của các CBTD gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 25 - 30)