Tỷ lệ dự phòng RRTD

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 32 - 34)

Dự phòng RRTD được trích lập • Tỷ lệ dự phòng RRTD = ---

Dư nợ cho kỳ báo cáo Tỷ lệ này của các ngân hàng hiếm khi vượt quá 5%

Tình hình dự phòng RRTD của ACB giai đoạn 2011 – 2013

12/2011 12/2012 12/2013Dự phòng RRTD được Dự phòng RRTD được trích lập 977.399 1.517.616 1.942.127 Dư nợ 102.809.000 102.814.848 107.190.021 Số dư nợ xấu 917.967 2.570.970 3.242.868 Tỷ lệ dự phòng RRTD 0.95% 1,48% 1,81%

Năm 2011, bối cảnh nền kinh tế vĩ mô Việt Nam bất ổn, lạm phát tăng cao, tỷ lệ nợ xấu giảm nhưng trích lập dự phòng rủi ro của các ngân hàng tăng mạnh, tổng trích lập dự phòng của 9 ngân hàng gấp hơn 2 lần 2010. VietinBank có mức trích lập dự phòng rủi ro lớn nhất với 4.871 tỷ đồng. Sacombank trích lập dự phòng tăng đột biến từ 243 tỷ đồng lên 3.394 tỷ đồng. ACB có tổng trích lập dự phòng cao thứ 4 toàn hệ thống ngân hàng với 977,399 tỷ đồng .

Toàn cảnh nền kinh tế u ám nhưng đối với ACB, năm 2011 là 1 đỉnh cao với tỷ lệ nợ xấu, trích lập dự phòng thấp. Theo báo cáo, năm 2011 ACB vẫn đạt lợi nhuận trước thuế 4.174,63 tỷ đồng, tăng 23,5% so với năm 2010. Lợi nhuận sau thuế năm 2011 đạt

3.193,88 tỷ đồng.

Năm 2012 là 1 năm sa sút cả các ngân hàng Việt Nam về nhiều mặt. Tăng trưởng tín dụng thấp, nợ xấu tăng cao, chi phí dự phòng lớn.

Tình trạng nợ xấu tăng mạnh, dẫn đến khoản trích lập dự phòng rủi ro của ACB tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ nợ xấu của ACB ở thời điểm cuối năm 2012 là 2,5% tổng dư nợ, tăng gấp hơn 2 lần so cuối năm 2011. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng 1,7 lần; nợ nghi ngờ tăng gần gấp đôi và nợ có khả năng mất vốn tăng gấp 2,8 lần (khoảng hơn 1.150 tỷ đồng). Riêng quý IV/2012, trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu của ACB đã tăng 100% so với cùng kỳ. Chi phí dự phòng tăng mạnh, ACB lỗ sau thuế 158,6 tỷ đồng trong quý IV/2012 và chỉ đạt lợi nhuận 928,4 tỷ đồng trong cả năm 2012, so với lần lượt mức lãi 1.349 tỷ đồng và 3.207,8 tỷ đồng cùng kỳ năm 2011.

Không chỉ những nhà băng gặp biến cố năm qua, mà ngay cả các “ông lớn” trong ngành như: Vietcombank, Vietinbank, Eximbank… cũng chịu cảnh teo tóp lợi nhuận vì khoản trích lập dự phòng rủi ro, khi nợ xấu tăng cao.

Vụ Bầu Kiên vào tháng 8/2013 và vụ án Huyền Như khiến cho ACB khó có khă năng bứt phá trong bối cảnh toàn hệ thống ngân hàng đều sụt giảm.

Năm 2013, nợ xấu tiếp tục tăng vọt, tỷ lệ trích lập dự phòng tăng lên đến gần 2%. Trong quý 2/2014, ACB phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tới hơn 354 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ gần 57 tỷ đồng. Việc trích lập này đã cắt gần phân nửa lợi nhuận thuần, khiến lợi nhuận trước thuế chỉ còn 412 tỷ đồng trong quý 2. Do vậy, 6 tháng đầu năm nay chỉ đạt 730 tỷ đồng, trong khi năm ngoái đạt 945 tỷ đồng.

Chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của ACB tăng đột biến trong quý 2/2014 cũng gắn liền với tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Cụ thể, nợ xấu của ACB từ mức 3,02% cuối năm 2013 đã tăng lên 3,64% tại thời điểm 30/6/2014.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 32 - 34)