Tình hình nghiên cứu và điều trị bệnh đục TTT ở trẻ em

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả phẫu thuật thể thuỷ tinh ngoài bao đặt và không đặt thể thuỷ tinh nhân tạo ở trẻ em dưới 6 tuổi (Trang 30 - 34)

Bệnh đục TTT ở trẻ em đ−ợc biết từ lâu và đ−ợc rất nhiều tác giả mô tả trong các hội chứng bẩm sinh di truyền.

Năm 1774 Langdon Down mô tả bệnh với tam chứng biểu hiện tại mắt đục TTT bẩm sinh, giác mạc hình chóp và chấm Brushfied ở mống mắt. Đục TTT có thể toàn bộ hoặc một phần với nhiều hình thái khác nhau [10].

Năm 1866 Febry mô tả một bệnh ở da và triệu chứng ở mắt khá phong phú trong đó đục TTT đ−ợc biểu hiện là sự đậm đục các đ−ờng khớp nối sau và tr−ớc của TTT.

Năm 1952 Lowe đã mô tả hội chứng mắt-não-thận, đây là một bệnh chuyển hoá, di truyền theo kiểu lặn và liên quan giới tính, xẩy ra ở trẻ em sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, nam giới. Triệu chứng đục TTT bẩm sinh gần nh− hằng định, đục toàn bộ hoặc đục nhân trung tâm, th−ờng đục hai bên, có thể kèm theo glocom bẩm sinh [10], [14].

Năm 1948 Owens và Hughes [34] đề xuất ph−ơng pháp phẫu thuật lấy TTT nh−ng giữ lại bao sau. Năm 1960 Sheie áp dụng ph−ơng pháp rửa hút TTT, phẫu thuật này đ−ợc tiến hành trong nhãn cầu kín nên giảm đ−ợc nhiều biến chứng và kết quả t−ơng đối tốt [57]. Do đó đây là một phẫu thuật chủ đạo để điều trị đục TTT ở trẻ em trong một thời gian dài. Tuy nhiên nh−ợc điểm của hai ph−ơng pháp trên là sau phẫu thuật hầu nh− đều xuất hiện đục bao sau nhất là ở trẻ em nhỏ d−ới 3 tuổi, gây ảnh h−ởng rất lớn đến kết quả thị lực sau phẫu thuật.

Năm 1975 Machermer sáng chế ra máy cắt dịch kính và đã đ−ợc sử dụng vào việc điều trị bệnh đục TTT ở trẻ em. Kỹ thuật này có −u điểm là hạn chế biến chứng đục bao sau và giảm số lần phẫu thuật cắt bao sau thì hai. Tuy vậy theo Nichol thì nh−ợc điểm của ph−ơng pháp này làm tăng biến chứng thoái hoá hoàng điểm dạng nang [9].

* Vấn đề đặt TTTNT ở trẻ em

Năm 1956 Choice [29] lần đầu tiên tiến hành phẫu thuật đặt TTTNT cho trẻ em bị đục TTT một mắt. Những năm sau nhiều tác giả tiến hành kỹ thuật này trên trẻ em nh− Binkkort (1959), Gobin (1964), Leonard (1967)

[24]. Năm 1970 Binkkhort và Gobin báo cáo kết quả đặt 17 TTTNT cho trẻ em đục TTT bẩm sinh cho thấy phẫu thuật đã đem lại sự cải thiện về thị lực nh−ng sau phẫu thuật có nhiều biến chứng [23].

Từ thập kỷ 80, đặt TTTNT hậu phòng đó trở thành phẫu thuật chủ đạo trong điều trị đục TTT ở ng−ời lớn với nhiều −u điểm và ít biến chứng. B−ớc sang thập kỷ 90 phẫu thuật TTT đó có nhiều tiến bộ nh− ph−ơng pháp xé bao tr−ớc, duy trì tiền phòng bằng chất nhầy, làm nhuyễn TTT bằng ph−ơng pháp Phaco và sử dụng TTTNT mềm…Tất cả những cải tiến này đã hạn chế đ−ợc rất nhiều biến chứng trong và sau phẫu thuật [16].

Năm 1995 Thounvenin và cộng sự đã thông báo kết quả phẫu thuật lấy TTT ngoài bao, đặt TTTNT, cắt bao sau dịch kính trong vòng chín năm (1985- 1994) của 87 trẻ (1 tháng đến 16 tuổi).

Nhìn chung kết quả sau phẫu thuật lấy TTT ngoài bao và đặt TTTNT ngày càng tiến bộ đặc biệt là từ năm 1990 đến nay. Biến chứng sau phẫu thuật hay gặp nhất là đục bao sau có tỷ lệ rất cao (50-100%) [29].

* Tình hình nghiên cứu và điều trị đục TTT ở trẻ em Việt Nam

Tr−ớc năm 1990 điều trị đục TTT ở trẻ em Việt Nam chủ yếu sử dụng ph−ơng pháp phẫu thuật rửa hút và ph−ơng pháp này chỉ áp dụng đ−ợc đối với đục TTT dạng mềm. Các hình thái đục khác nh− đục rắn, dạng màng, phao cứu… vẫn là những vấn đề thách thức lớn đối với phẫu thuật viên. Đối với đục TTT một mắt, rửa hút chỉ giải quyết vấn đề thẩm mỹ vì sau phẫu thuật rất khó khăn khi cho trẻ đeo kính gọng điều chỉnh. Những tr−ờng hợp đục TTT hai mắt, sau khi phẫu thuật thị lực cải thiện rất ít do nh−ợc điểm của kính gọng điều chỉnh có công suất quá cao, do biến chứng nh−ợc thị hoặc do tỷ lệ đục bao sau thứ phát.

Năm 1991 Nguyễn Nh− Quang phẫu thuật rửa hút TTT ngoài bao phối hợp với cắt dịch kính bằng kéo Vannas để điều trị các đục TTT dạng màng tuy nhiên tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật không phải là thấp.

Năm 1978 lần đầu tiên tại Việt Nam, Nguyễn Trọng Nhân đã tiến hành nghiên cứu đặt TTTNT cho bệnh nhân là ng−ời lớn [7] và đến năm 1992 phẫu thuật đặt TTTNT bắt đầu đ−ợc ứng dụng cho trẻ em. Năm 1998 Lê Thị Kim Xuân báo cáo kết quả b−ớc đầu của phẫu thuật lấy TTT ngoài bao và đặt TTTNT ở trẻ em [16]. Năm 2001 Lê Thị Kim Xuân nghiên cứu phẫu thuật đặt TTTNT ở trẻ em [16]. Năm 2003 Trịnh Ngọc Quỳnh nghiên cứu hình thái lâm sàng, các yếu tố liên quan và kết quả điều trị đục TTT ở trẻ em [15]. Năm 2006 Phạm Thị Chi Lan và cộng sự đánh giá kết quả đặt kính nội nhãn cho trẻ d−ới 2 tuổi [6]. Năm 2007 Nguyễn Văn Giáp nghiên cứu đặt TTTNT ở trẻ em d−ới 2 tuổi [12].

Qua nhiều năm với nhiều công trình nghiên cứu cho thấy có nhiều ph−ơng pháp điều trị đục TTT ở trẻ em, mỗi ph−ơng pháp có −u điểm và nh−ợc điểm đặc thù. Trên thực tế vẫn có những tranh luận về sự lựa chọn ph−ơng pháp phẫu thuật và đặt TTTNT vẫn ch−a phải là giải pháp duy nhất cho mọi hình thái TTT đặc biệt là lứa tuổi nhỏ.

Hiên tại hai ph−ơng pháp đ−ợc sử dụng chủ yếu hiện nay tại Việt Nam là lấy TTT ngoài bao và đặt TTTNT cắt bao sau-dịch kính.

CHƯƠNG 2

ĐốI TƯợNG Vμ PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả phẫu thuật thể thuỷ tinh ngoài bao đặt và không đặt thể thuỷ tinh nhân tạo ở trẻ em dưới 6 tuổi (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)