Từ các kết quả nghiên cứu có thể rút ra các kết luận sau:
* Đa dạng họ bọ rùa tại Vườn quốc gia Bạch Mã:
- Thành phần loài của họ Bọ rùa (Coccinellidae) ở Vườn Quốc gia Bạch Mã khá phong phú và đa dạng. Đã phát hiện được 37 loài và 21 giống Bọ rùa thuộc họ Coccinellidae. Trong đó, giống Epilachna phong phú nhất về số loài. Nghiên cứu này bổ sung thêm cho danh lục Bọ rùa ở VQG Bạch Mã 12 loài chưa từng được ghi nhận tính đến thời điểm điều tra.
- Nhóm loài ít phổ biến có số loài nhiều nhất ở cả 3 sinh cảnh Trảng cỏ, Trảng cây bụi và Ven suối, trong khi nhóm loài hiếm gặp phân bố chủ yếu ở sinh cảnh Rừng phục hồi.
Sinh cảnh Rừng phục hồi có mức độ đa dạng loài cao nhất và thấp nhất ở sinh cảnh Trảng cỏ, ngược lại chỉ số đồng đều về số cá thể của các loài cao nhất ở sinh cảnh Trảng cỏ và thấp nhất ở sinh cảnh Rừng phục hồi.
- Cặp sinh cảnh Trảng cây bụi – Ven suối có mức độ tương đồng về thành phần loài cao nhất (55,18%). Các cặp sinh cảnh còn lại có mức độ tương đồng về thành phần loài đều không cao, dưới 50%. Thành phần loài loài Bọ rùa ở sinh cảnh Rừng phục hồi hoàn toàn khác với thành phần loài bọ rùa ở sinh cảnh ven suối.
* Đa dạng họ bọ ngựa tại Vườn quốc gia Bạch Mã: Tại Vườn quốc gia
* Đa dạng họ bọ ngựa và họ bọ rùa tại các tuyến điều tra ở Thừa Thiên
Huế: Tại các tuyến điều tra chỉ phát hiện được 3 loài bọ rùa và 1 loài bọ ngựa
với số lượng của từng loài không đáng kể.
* Quá trình nhân nuôi: Kết quả nhân nuôi chưa được như mong muốn do thời gian và kinh nghiệm của nhóm nghiên cứu còn có hạn.