Mức độ phổ biến của các loài Bọ rùa ở các sinh cảnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng loài của họ Bọ rùa (Coccinellidae) và họ Bọ ngựa (Mantidae) làm cơ sở đề xuất giải pháp phòng trừ sâu hại cây trồng lâm nghiệp bằng biện pháp sinh học tại một số khu rừng trồng ở Thừa Thiên Huế” (Trang 36 - 39)

Mức độ phổ biến của các loài Bọ rùa ở các sinh cảnh được thể hiện ở hình 2.

Với kết quả đó, nhóm loài ít phổ biến (U) có số loài nhiều nhất ở cả 3 sinh cảnh: Trảng cỏ (6 loài), Trảng cây bụi (8 loài) và Ven suối (3 loài). Ngược lại, ở sinh cảnh Rừng phục hồi thì phần lớn lại là nhóm loài hiếm gặp (9 loài). Nguyên nhân là ở sinh cảnh này, thành phần loài thức ăn cho bọ rùa ít nên mức độ tập trung cá thể của các loài là không cao.

4.2.3. Đặc điểm phân bố và mức độ đa dạng của Bọ rùa ở các sinh cảnh khác nhau

+ Mức độ đa dạng sinh học của Bọ rùa ở các sinh cảnh khác nhau

Kết quả thống kê số lượng các taxon và mức độ đa dạng sinh học của Bọ rùa ở các sinh cảnh được thể hiện ở bảng 4.5:

Bảng 4.5. Số lượng các taxon và mức độ đa dạng sinh học của các quần xã Bọ rùa ở các sinh cảnh Sinh cảnh Số Giống Số loài Số cá thể Chỉ số Margalef Chỉ số Pielou Chỉ số Shannon-

(S) (N) (d) (J)’ Weiner (H’)

Trảng cỏ 7 9 85 1,801 0,9817 2,157

Trảng cây bụi 11 16 132 3,072 0,9418 2,611

Rừng phục hồi 11 18 96 3,725 0,9249 2,673

Ven suối 8 10 71 2,111 0,9558 2,201

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, 2013

Kết quả bảng 4.5 cho thấy, sinh cảnh Rừng phục hồi và Trảng cây bụi có số giống nhiều nhất (cả hai sinh cảnh đều có 11 giống), tuy nhiên số loài ở sinh cảnh Rừng phục hồi lại cao nhất (18 loài), trong khi số loài ở sinh cảnh Trảng cỏ đứng thứ hai với 16 loài. Tiếp theo đó là sinh cảnh Ven suối với 8 giống, 10 loài; cuối cùng là sinh cảnh Trảng cỏ, với chỉ 7 giống và 9 loài. Sinh cảnh Trảng cây bụi có số lượng cá thể nhiều nhất (132 cá thể) và thấp nhất là sinh cảnh Ven suối (71 cá thể). Kết quả tính toán các chỉ số đa dạng cho thấy, chỉ số phong phú (chỉ số Margalef) cao nhất ở sinh cảnh Rừng phục hồi (d=3,725) và thấp nhất ở sinh cảnh Trảng cỏ (d=1,801). Chỉ số đồng đều (Chỉ số Pielou) về số cá thể của các loài cao nhất ở sinh cảnh Trảng cỏ (J’=0,9817) và thấp nhất ở sinh cảnh Rừng phục hồi (J’=0,9249). Xét về chỉ số đa dạng sinh học (Chỉ số Shannon- Weiner), sinh cảnh Rừng phục hồi có số giống, số loài lớn nhất nên cũng có chỉ số đa dạng sinh học cao nhất (H’=2,673). Ngược lại, sinh cảnh Trảng cỏ có chỉ số đa dạng thấp nhất.

+ Đặc diểm phân bố các loài của các giống Bọ rùa ở các sinh cảnh khác nhau

Tỷ lệ % số loài thuộc các giống Bọ rùa tại các điểm nghiên cứu được thể hiện qua bảng 4.6:

Bảng 4.6. Tỷ lệ % số loài của các giống Bọ rùa ở các sinh cảnh khác nhau tại Vườn quốc gia Bạch Mã

Tên giống Sinh cảnh

Trảng cỏ Trảng cây bụi Rừng phục hồi Ven suối

Afissula 100 Anisolemnia 100 Callineda 100 100 Coccinella 60 40 40 40 Coelophora 50 50 50 50 Cryptogonus 100 100 Cheilomenes 50 50 50 50 Chilocorus 50 50 Diomus 50 50 Epilachna 12,5 62,5 75 Halyzia 100 Illeis 100 Leis 100 Micraspis 100 Propulaca 100 Psyllobora 100 Stethorus 100 Synonycha 100 Synharmonia 100 Verania 100 Vibidia 100

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, 2013

Kết quả ở bảng 4.6 cho thấy, có 3 giống phân bố ở tất cả các sinh cảnh là giống Coccinella, Coelophora và Cheilomenes. Một số giống phân bố ở 3 sinh cảnh là Epilachna. Tuy nhiên, phần lớn các giống Bọ rùa có phân bố hẹp, có nhiều giống chỉ bắt gặp trên 1 sinh cảnh duy nhất (11 giống).

4.2.4. Mức độ tương đồng về thành phần loài Bọ rùa ở các sinh cảnh khác nhau tại Vườn quốc gia Bạch Mã

Kết quả tính toán chỉ số tương đồng về thành phần loài Bọ rùa ở các sinh cảnh được thể hiện ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Mức độ tương đồng về thành phần loài Bọ rùa ở các sinh cảnh khác nhau

Sinh cảnh Trảng cỏ Trảng cây bụi Rừng phục hồi Trảng cỏ

Trảng cây bụi 33,11

Rừng phục hồi 7,95 22,11

Ven suối 35,46 55,18 0

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, 2013

Bảng 4.7 cho thấy cặp sinh cảnh Trảng cây bụi – Ven suối có độ tương đồng về thành phần loài cao nhất (55,18%). Các cặp sinh cảnh còn lại có độ tương đồng về thành phần loài không cao, dưới 50%. Đặc biệt, thành phần loài Bọ rùa ở 2 sinh cảnh Rừng phục hồi và ven suối là hoàn toàn khác nhau (chỉ số tương đồng bằng 0).

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng loài của họ Bọ rùa (Coccinellidae) và họ Bọ ngựa (Mantidae) làm cơ sở đề xuất giải pháp phòng trừ sâu hại cây trồng lâm nghiệp bằng biện pháp sinh học tại một số khu rừng trồng ở Thừa Thiên Huế” (Trang 36 - 39)