Quá trình nuôi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng loài của họ Bọ rùa (Coccinellidae) và họ Bọ ngựa (Mantidae) làm cơ sở đề xuất giải pháp phòng trừ sâu hại cây trồng lâm nghiệp bằng biện pháp sinh học tại một số khu rừng trồng ở Thừa Thiên Huế” (Trang 43 - 46)

Tiến hành nuôi các loài Bọ Rùa và Bọ ngựa trong các bịch nhựa có thể tích 150cm3, có đục lỗ xung quanh bình để trao đổi không khí và bên trong có lót giấy chống ẩm.

Mỗi loài được phân ra và cho vào từng bịch nhựa ( có gắn nhãn ) và sau đó tiến hành nuôi.

Thức ăn chính sâu non.

Kết quả : Sau 2 tuần nuôi thử nghiệm trong điều kiện bình thường tại nhà không có loài nào sống sót do môi trường nuôi quá chật hẹp và không đủ không gian sinh trưởng và chưa có kinh nghiệm nuôi.

4.6. Nhận xét

Qua nhiều lần khi khảo sát ở các tuyến điều tra tên, chúng tôi nhận thấy rằng:

Về tính đa dạng của loài:

- Vào các tháng mùa nắng (từ tháng 7- đầu tháng 9) khi thời tiết khô ráo thì dễ bắt gặp các loài trong hai họ Bọ rùa và Bọ ngựa. Tuy nhiên về họ Bọ ngựa thì rất hiếm gặp và khó khăn khi tiến hành điều tra.

- Đa số các loài Bọ rùa chỉ bắt gặp trên các cây nông nghiệp (vườn mướp, đậu xanh, bầu bí,…) và các đồng cỏ. Còn các rừng trồng tại huế (rừng thông, rừng keo) không thấy sự xuất hiện của các loài trong họ Bọ ngựa và Bọ rùa nói trên.

- Từ những nghiên cứu về sự đa dạng của bọ rùa, bọ ngựa ở Bạch Mã và so sánh với kết quả mà chúng tôi điều tra được tại các điểm điều tra trên cho thấy rắng: tính đa dạng về các loài Bọ rùa, Bọ ngựa ở đây thấp hơn nhiều so với vườn quốc gia Bạch Mã, ở vườn quốc gia Bạch Mã môi trường đa dạng và phong phú, là một nơi lí tưởng để nghiên cứu và học tập.

Thời gian nghiên cứu:

- Những loài Bọ rùa xuất hiện nhiều vào khoảng cuối tháng 7 – đầu tháng 8 và ít dần vào các tháng 9, 10 .

Quá trình nuôi:

- Các loài này rất nhạy cảm với môi trường mới và tỷ lệ sống là không cao, nếu không đáp ứng đầy đủ điều kiện về : môi trường, thức ăn, ánh sáng và nhiệt độ.

4.7. Đề xuất giải pháp quản lý và bảo tồn loài

- Sử dụng bọ rùa đỏ Micraspis sp cả trưởng thành và sâu non để làm thiên địch đối với bọ rầy cũng như sâu non và trứng sâu của chúng trên cây bắp.

- Sử dụng một số loài bọ rùa thuộc họ Coccinellidae, các loài tìm thấy bên cạnh các con mò thì thường có lợi, nghĩa là các loài bọ rùa này sẽ ăn mò. Do đó, khi thấy có mò mà nếu số lượng bọ rùa nhiều thì không nên áp dụng biện pháp phun thuốc vội, vì như thế sẽ giết chết bọ rùa mà mật số mò càng phát triển thêm. Chỉ khi nào bò rùa ăn không hết mò mới dùng các loại thuốc như : Bassan 50 ND,Trebon 10 EC, Bassa 50 ND, pha 30 – 40cc/bình 8 lít để phun dệt con mò trên cây bắp.

- Sử dụng bọ rùa để tiến hành thử nghiệm mô hình trồng rau sạch bằng phương pháp thả thiên địch trên ruộng rau để chống lại những con sâu hại rau như sâu tơ, rệp, muội…

- Sử dụng các phương pháp này thì người trồng rau giảm được công lao động, không tốn tiền mua thuốc trừ sâu, rau quả đảm bảo an toàn với người sử dụng, các cửa hàng rau sạch sẵn sàng mua với giá cao hơn nhiều lần rau sản xuất đại trà khác.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng loài của họ Bọ rùa (Coccinellidae) và họ Bọ ngựa (Mantidae) làm cơ sở đề xuất giải pháp phòng trừ sâu hại cây trồng lâm nghiệp bằng biện pháp sinh học tại một số khu rừng trồng ở Thừa Thiên Huế” (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w