Đa dạng các loài thuộc họ bọ ngựa tại Vườn quốc gia Bạch Mã

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng loài của họ Bọ rùa (Coccinellidae) và họ Bọ ngựa (Mantidae) làm cơ sở đề xuất giải pháp phòng trừ sâu hại cây trồng lâm nghiệp bằng biện pháp sinh học tại một số khu rừng trồng ở Thừa Thiên Huế” (Trang 39 - 43)

Kết quả điều tra số lượng các loài bọ ngựa phân bố tại Vườn quốc gia Bạch Mã phát hiện được duy nhất 01 loài bọ ngựa xanh (Mantis religiosa (Linnaeus)).

* Đặc điểm của loài bọ ngựa xanh:

Thuộc họ Bọ ngựa Mantidae, bộ Bọ ngựa Mantodea. Là loài côn trùng cỡ lớn, dài 40 - 80 mm, có hai

cánh trước và hai cánh sau phát triển rộng. Hai cánh sau trông như tấm kính và chỉ ở viền trước trên đầu mút, cánh có màu xanh lá cây nhạt hoặc nâu nhạt, Đốt

ngực trước dạng ống kéo dài và ở phía trong các xương chậu của đôi chân trước có 1 chấm đen, thường với một điểm nâu sáng ở chính giữa.

Đôi chân trước có dạng lưỡi kiếm, bờ trong có răng, dùng để bắt mồi và chiến đấu với kẻ thù. Con cái thường lớn hơn con đực (Cái 48 - 76 mm; đực 40 - 61 mm). Màu sắc thay đổi theo màu của nơi ở (nhất là khi rình mồi): màu thường xuất hiện xanh lá cây, màu cỏ úa hoặc vàng, nâu.

Thức ăn của chúng là các loại côn trùng khác nhau phụ thuộc loài này xuất hiện gần khi chúng rình mồi, nhưng đối với ấu trùng thì có chọn lọc và có thức ăn nhất định đó là rệp cây. Thậm chí Bọ ngựa còn ăn thịt lẫn nhau, đặc biệt là con cái có thể ăn thịt con đực ngay trong thời gian giao phối hoặc sau khi đó. Thời gian đẻ trứng từ đầu hè tới cuối thu.

Con cái đẻ trứng sau khi giao phối ít lâu. Một lần đẻ khoảng 100 - 300 trứng sắp đều đặn trong tổ trứng. Trứng bọ ngựa được đẻ vào mùa hè hoặc đầu mùa thu thì nở ngay ra con sau một thời ngan ngắn (trên dưới 1 tháng). Trứng bọ ngựa được đẻ vào cuối mùa thu thường sống qua đông đến mùa xuân mới nở và ấu trùng lớn rất nhanh và sau 4 lần lột xác phát triển tới dạng trưởng thành.

Màu sắc cơ thể thường mang tích chất bảo vệ ngụy trang phù hợp với màu sắc của cây và nơi sống, loài này có 3 màu cơ bản như đã mô tả ở trên. Thường gặp chúng trên các cây to, cây bụi hơn là trên cây thân cỏ.

Bọ ngựa phân bố trên khắp lãnh thổ Việt Nam, theo các tài liệu đã tìm thấy chúng ở Lạng Sơn, Quảng Ninh, Ninh Bình, Quảng Bình. Đây là loài duy nhất thuộc bộ bọ ngựa Mantodea được đưa vào sách đỏ Viêt Nam. Trên thế giới, chúng là loài phân bố rộng ở cả vùng ôn đới và nhiệt đới thuộc các châu lục: châu Âu, châu Á, châu Phi, thậm chí cả ở Bắc Mỹ và Australia.

Đây là loài côn trùng có lợi nhiều hơn có hại vì chúng tiêu diệt nhiều côn trùng có hại, đặc biệt chúng còn ăn rất nhiều các loài rệp hại cây (Aphididae). Chúng còn làm đẹp cho thiên nhiên. Tuy nhiên đôi khi chúng còn ăn cả ong mật và các loại côn trùng có lợi khác.

Số lượng của loài Bọ ngựa này còn rất ít và hiếm gặp vì các yếu tố môi trường và kẻ thù cùng hiện tượng ăn thịt đồng loại và ở Việt Nam trẻ em thường bắt để chơi. Nhiều nước xếp chúng vào loại côn trùng hiếm. Mức đe dọa: Bậc V.

4.4. Kết quả điều tra các loài bọ ngựa và bọ rùa ở một số vùng tại Thừa Thiên Huế

4.4.1. Tuyến Quảng Điền ( xã Quảng Phú, Huyện Quảng Điền )

Thời gian điều tra từ ngày 1/8 đến 3/8.

Tại Xã Quảng Phú, Huyện Quảng Điền chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực địa và chọn các điểm có thể bắt được côn trùng. Căn cứ trên những điểm đã chọn, chúng tôi áp dụng phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên: đã chọn ra được 3 điểm điều tra

1. Dọc bờ sông Bồ có nhiều cỏ tranh ( thôn Bác Vọng Đông ) 2. Dọc các bờ ruộng ( thôn Bác vọng Tây)

3. Tại vườn hoa màu ( Đậu xanh và mướp ) (tại Thôn Hạ Lang) Kết quả thu bắt côn trùng được thể hiện qua bảng 4.8:

Bảng 4.8. Số lượng các lượng các loài bọ rùa và bọ ngựa thu được tại tuyến Quảng Điền

Số lượng bắt được Dọc bờ

sông Bồ Dọc các bờ ruộng Tại vườn hoa màu

Bọ Rùa Manti religiosa 1 1 5

Epilachna

vigintioctomaculata

Epilachna argus 1 0 0

Epilachna sp 5 1 10

Tổng 10 3 21

Bọ Ngựa Mantis religiosa 1 0 0

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, 2013

Kết quả điều tra ở bảng 4.8 cho thấy, thành phần loài cũng như số lượng cá thể trong từng loài thuộc họ bọ rùa thu bắt được cao hơn họ bọ ngựa. Trong khi số lượng các loài bọ rùa thu được là 4 thì bọ ngựa chỉ có duy nhất 1 loài thu được ở tuyến dọc bờ sông Bồ. Với họ bọ rùa, số lượng cá thể các loài trong họ này thu được ở tuyến vườn hoa màu cao nhất (21 cá thể), trong khi ở tuyến dọc các bờ ruộng chỉ thu được 3 cá thể. Điều này chứng tỏ tuyến vườn hoa màu có nguồn thức ăn dồi dào cho các cá thể thuộc họ này.

4.4.2. Tuyến Huế đến cầu Tuần: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thời gian điều tra: Lần 1: 15/7 – 16/7; lần 2: 15/9 -16/9

Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát thực địa và chọn ra 6 điểm có thể điều tra:

- (1) Đàn Nam giao

- (2) Rừng keo (gần vườn ươm Đồng Tiến). - (3) Đồi Thiên An

- (4) Đan Viện Thiên An - (5) Lăng Gia Long

- (6) Vườn mướp gần Lăng Minh Mạng.

Sau đó tiến hành điều tra trên cả 6 điểm và kết quả thu như bảng 4.9:

Bảng 4.9. Số lượng các lượng các loài bọ rùa và bọ ngựa thu được tại tuyến Huế đến cầu Tuần

Lần

điều tra Họ (1) (2) (3) (4) (5) (6)

Lần 1 Bọ rùa 0 X 0 0 X X

Bọ ngựa 0 X 0 0 X X

Lần 2 Bọ rùa X 0 X X 1 1

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra 2013. Ghi chú: X là không khảo sát điều tra tại lần đó.

Kết quả điều tra cho thấy, số lượng các loài bọ ngựa và bọ rùa thu bắt được là không đáng kể, chứng tỏ tại địa bàn điều tra rất ít các loài sâu làm thức ăn cho hai họ này.

4.4.3. Tuyến dọc bờ sông Hương

Thời gian điều tra: Ngày 1/10.

Ven bờ sông Hương từ cầu Tràng Tiền đến cầu Gỉa Viên tiến hành chong đèn bắt bọ ngựa. Kết quả chỉ bắt được 1 con bọ ngựa xanh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng loài của họ Bọ rùa (Coccinellidae) và họ Bọ ngựa (Mantidae) làm cơ sở đề xuất giải pháp phòng trừ sâu hại cây trồng lâm nghiệp bằng biện pháp sinh học tại một số khu rừng trồng ở Thừa Thiên Huế” (Trang 39 - 43)