Phân tích cạnh tranh của TISCO với các đối thủ gia nhập tiềm năng và

Một phần của tài liệu nâng cao khả năng cạnh tranh ở công ty cổ phần gang thép thái nguyên (Trang 91 - 93)

a donh nghiệp

3.2.4. Phân tích cạnh tranh của TISCO với các đối thủ gia nhập tiềm năng và

phẩm thay thế sản phẩm của TISCO

3.2.4.1. Cạnh tranh của TISCO với đối thủ gia nhập tiềm năng gia nhập ngành

Như đã phân tích ở chương 1, triển vọng về tốc độ tăng trưởng và lợi nhuận của ngành, mức độ của các rào cản, v.v., là những nhân tố quyết định mức độ cạnh tranh của TISCO từ phía các đối thủ gia nhập tiềm năng.

Qua phân tích điều kiện môi trường ngành thép, ta thấy tốc độ tăng trưởng của ngành giai đoạn 2011-2013 chỉ đạt khoảng 3-5%. Tỷ suất lợi nhuận của ngành đạt khoảng 3% và duy trì tương đối ổn định. Như vậy, nhìn chung mặc dù nền kinh tế thế giới phục hồi chậm và ở Việt Nam, thị trường bất động sản đang trải qua giai đoạn đóng băng và đang phục hồi, nhưng sự tăng trưởng của ngành thép vẫn tương đối ổn định. Tuy nhiên, mức dư thừa công suất hiện tại của các nhà máy sản xuất của các công ty thép khoảng 3,7 triệu tấn/năm là điều phải lưu tâm, trong khi khả năng cạnh tranh của TISCO chưa cao.

Các dự án đầu tư của Tổng công ty thép Việt Nam đến năm 2013 gồm: Nhà máy liên hợp sản xuất thép Lào Cai công suất 500.000 tấn/năm, Cải tạo giai đoạn 2

của TISCO tăng công suất sản xuất phôi thép thêm 500.000 tấn/năm, Nhà máy liên hợp Gang thép Thạch Khê - Hà Tĩnh công suất 3 - 4 triệu tấn/năm. Các dự án này đều dựa trên cơ sở khai thác nguồn tài nguyên quặng sắt để tự cân đối nhu cầu nguyên liệu trong nước, vì vậy đều có phương án giá thành sản xuất thấp và tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR - Internal Return Rate) cao. Dự án cải tạo giai đoạn 2 của TISCO có chỉ số IRR = 12,9. Giá thành sản phẩm thép cán (chưa tính khấu hao) của nhà máy liên hợp Thạch Khê - Hà Tĩnh vào khoảng 380 USD/tấn (rất thấp so với giá thành các nhà máy cán thép hiện tại là 460 USD/tấn).

Các dự án nói trên được thực hiện sẽ nâng công suất sản xuất thép cả nước lên rất nhiều. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện những dự án này còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện: Tốc độ tăng trưởng và nhu cầu thép xây dựng của nền kinh tế, khả năng huy động vốn đầu tư, khả năng cân đối nguồn nguyên liệu .v.v

Ngoài những nhà máy chuẩn bị đi vào hoạt động và các dự án đầu tư đã xác định, khó có khả năng có thêm các nhà đầu tư mới vào ngành thép bởi các lý do sau: (i) Quy mô kinh tế đòi hỏi người gia nhập tiềm năng vào ngành thép ở hiện tại lợi nhuận chung của ngành thép sẽ giảm sút. Triển vọng lợi nhuận giảm sút sẽ không khuyến khích các đối thủ cạnh tranh mới gia nhập ngành thép; (ii) Ngành thép đòi hỏi người gia nhập phải nắm vững công nghệ luyện kim, công nghệ cán thép là những công nghệ tương đối phức tạp và phải có vốn hiểu biết nhất định đúc kết qua kinh nghiệm làm việc thực tế; (iii) Nhu cầu về vốn đầu tư cao đối với ngành thép là một rào cản lớn đối với đối thủ cạnh tranh gia nhập tiềm năng; (iv) Những đối thủ mới gia nhập ngành thép sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thâm nhập vào hệ thống phân phối; (v) Chính sách của Việt Nam hạn chế thành lập thêm các nhà máy công suất lớn (ngoài những dự án đã phê duyệt của Bộ Công Thương) nhằm giảm sự dư thừa công suất sản xuất thép. Sự thay đổi chính sách thuế nhập khẩu phôi thép và thép thành phẩm theo hướng cắt giảm bảo hộ trong nước và tăng cường tự do hoá thương mại, cạnh tranh trong khu vực, và những quy định về môi trường cũng là yếu tố cản trở những đối thủ tiềm năng gia nhập.

Điều này cho thấy, nếu TISCO đẩy mạnh thực hiện được các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong ngành sẽ thành công trong cạnh tranh với bối cảnh hiện tại, khi mà các đối thủ tiềm năng đang gặp phải nhiều rào cản gia nhập ngành.

3.2.4.2. Cạnh tranh sản phẩm của TISCO với sản phẩm thay thế

Có thể nói, đến thời điểm hiện tại chưa có sản phẩm nào có thể thay thế cho sản phẩm thép xây dựng. Các công trình vẫn đang sử dụng những loại vật liệu xây

dựng truyền thống, trong đó có vật liệu thép làm cốt bê tông. Những nghiên cứu khoa học trên thế giới đã tìm ra ra những loại vật liệu bền và siêu bền có thể thay thế cho gạch, xi măng, bê tông cốt thép sử dụng cho các công trình, vật kiến trúc, chẳng hạn vật liệu tổng hợp Composit siêu bền có thể dùng để chế tạo các ngôi nhà, các công trình kiến trúc .v.v Tuy nhiên, giá thành những loại vật liệu này rất cao và điều đó khiến cho các công trình xây dựng vẫn trung thành sử dụng vật liệu xây dựng truyền thống có chi phí rẻ hơn.

Bởi vậy, có thể nói hiện nay chưa có sự cạnh tranh từ sản phẩm thay thế đối

Một phần của tài liệu nâng cao khả năng cạnh tranh ở công ty cổ phần gang thép thái nguyên (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)