Bảo vệ và phát triển thương hiệu Khách hàng của SMC:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển thương hiệu công ty SMC trên thị trường thép tại TP hồ chí minh (Trang 61 - 64)

- Với chiến lược sản phẩm đa dạng, chất lượng cao các dịch vụ đi kèm như vận chuyển, giao hàng đúng tiến độ đã giúp cho hình ảnh của công ty được đánh giá cao

d/ Chiến lược chiêu thị :

2.4.4 Bảo vệ và phát triển thương hiệu Khách hàng của SMC:

Khách hàng của SMC:

Đối với tất cả các doanh nghiệp, khách hàng luôn là điều kiện tồn tại của công ty và sẽ quyết định mọi hoạt động marketing cũng như sự phat triển thương hiệu của công ty đó. Và trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì khách hàng và quan hệ khách hàng lại càng được đặt vào vị trí ưu tiên hàng đầu.

SMC chia khách hàng thành hai nhóm chủ lực là khách hàng thép xây dựng và khách hàng công nghiệp. Nhóm khách hàng thép xây dựng chủ yếu là các khách hàng dự án, tham gia xây dựng các khu dự án có quy mô cần sử dụng một khối lượng thép lớn cho công trình của mình. Và các khách hàng công nghiệp là các xí nghiệp nhà máy đóng tàu, sản xuất ô tô, xây nhà xưởng là hai nhóm khách hàng chủ lực của SMC. Với những khách hàng lớn này thì SMC luôn phải có kế hoạch kinh doanh cụ thể, chi tiết và điều phối hàng hóa một cách chặt chẽ để đáp ứng đúng tiến độ của khách hàng, tranh tình trạng chậm hàng, thiếu hàng đây là yếu tố tiên quyết để có thể giữ chân được những đối tượng khách hàng của SMC. Với một đội ngũ nhân sự của mình SMC luôn có thể tìm kiếm cho mình nhiều đơn hàng và phục vụ tốt cho khách hàng của mình từ đó thương hiệu SMC cũng được truyền miệng nhờ vào hệ thống khách hàng thân thiết của mình, tạo sức lan tuyệt vời của SMC trong ngành thép hiện nay.

Yếu tố con người:

Hình ảnh, tác phong, hành vi của nhân viên là một dấu chỉ quan trọng. Do con người là một yếu tố đặc biệt nên những tín hiệu phát ra từ nhân viên tác động mạnh tới giác quan của những người khác ngoài xã hội. Một dáng đứng tự tin, một tác phong nhanh nhẹn, một giọng nói rõ ràng, trầm ấm, một cử chỉ đẹp của nhân viên có thể làm cho xã hội hình thành cái nhìn thiện cảm với doanh nghiệp. Vì lý do này nhiều người cho rằng nhân viên chính là đại sứ hình ảnh của tổ chức do đó để phát triển thương hiệu của công ty SMC rất coi trọng công việctruyền thông với người lao động : Như trên đã phân tích, nhân viên là đại sứ hình ảnh của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã ý thức được điều này và trang bị cho nhân viên đồng phục, thẻ nhân viên, card... đó là điều kiện cần nhưng điều kiện đủ là phải truyền thông nội bộ để mọi người lao động trong doanh nghiệp hiểu, biết trân trọng và truyền bá những giá trị kết tinh của doanh nghiệp với xã hội đó là những cơ sở đầu tiên mà SMC truyền thông tới người lao động.

Hoạt động truyền thông phải đạt đến mục tiêu là các giá trị kết tinh của doanh nghiệp thấm sâu vào nếp nghĩ, vào niềm tin và thể hiện ra thành các hành vi chuyên nghiệp của từng nhân viên. Nhân viên không diễn giải được lịch sử, không hiểu hiện trạng và định hướng tương lai của doanh nghiệp cũng như không ý thức được vai trò đại sứ hình ảnh doanh nghiệp của mình là những biểu hiện của tình trạng thiếu truyền thông hoặc “truyền” nhưng không “thông”.

Người lao động có 8 giờ để làm việc tại cơ quan, nhiều hơn cả ở nhà. Sẽ rất có lợi khi người lao động ý thức được rằng doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai của họ. Hoạt động truyền thông nội bộ cũng bao gồm việc thiết lập những cơ chế để lãnh đạo có thể lắng nghe được những tâm tư, nguyện vọng của người lao động ở mọi cấp trong doanh nghiệp. Nhận biết được điều này SMC đã có những hoạt động giúp cho nhân viên coi SMC là ngôi nhà thứ hai của mình :Ngày hội gia đình SMC năm 2011. Và “Ngày hội gia đình SMC” được tổ chức vào ngày 12/04/2011 tại KDL Tân Cảng . Cùng chung vui trong Ngày Hội gia đình SMC, bên cạnh toàn thể cán bộ CNV SMC còn có những người thân, bạn bè, gia đình của toàn thể nhân viên tham gia. Trong chương trình này, ban tổ chức đã thiết kế nhiều trò chơi hấp dẫn dành cho gia đình và nhân viên SMC

SV : NGUYỄN VĂN ĐẠT Trang 63

như: Vũ hội hóa trang; chung tay bảo vệ ngọn cờ SMC; Đại xứ dự đoán, trò chơi liên hoàn; đua xích lô; câu cá, …..Đây là một ngày đầy ý nghĩa với tất cả cán bộ CNV SMC. …. " Ngày hội Gia Đình" là một trong những sinh hoạt thường xuyên của SMC

được tổ chức hằng năm nhằm góp phần thúc đại Gia Đình SMC xây dựng nét văn hoá kinh doanh của SMC :”Xây dựng văn hoá kinh doanh SMC đang được toàn thể lãnh đạo, cán bộ, nhân viên, SMC rất coi trọng và nỗ lực thực hiện thông qua các hoạt động sinh hoạt tập thể, văn hoá văn nghệ, thể thao, lề lối, phong cách làm việc và phục vụ khách hàng chuyên nghiệp”

Đặc biệt, trong chương trình “Ngày hội gia đình SMC” Ban Tổng Giám Đốc đã quyết định trao tặng kỷ niệm chương và phong tặng logo SMC trị giá bằng 1,5 chỉ vàng, cho 7 cán bộ SMC đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của công ty SMC trong suốt thời gian 20 năm. Đây chính là những phút giây rất hồi hộp và xúc động khi nhận được phần thưởng động viên tinh thần từ Ban Tổng giám đốc.

Ngày hội gia đình SMC năm 2011, đã khép lại trong khí khí vui tươi, thân mật và đòan kết đúng như kế hoạch của ban Tổng giám đốc SMC đề ra là Đòan kết- Tiết kiệm- An Toàn. SMC còn hướng đến một cuộc sống đầy tính nhân bản. Đó chính là chăm lo đời sống tinh thần cho cán bộ - CNV của toàn công ty.

Quan hệ khách hàng :

Khách hàng luôn là sự quan tâm của doanh nghiệp mình và bất kỳ đối thủ cạnh tranh của mình đó là đích đến của mọi nỗ lực và là cơ hội để phát triển doanh nghiệp cũng như phát triển thương hiệu của mình. Do vậy, SMC luôn có các chính sách hỗ trợ khách hàng, quan hệ và chăm sóc khách hàng trước, trong và sau bán hàng một cách tốt nhất để có thể cung ứng cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ hoàn hảo nhất. Từ đó khách hàng của SMC đã rất nhiều lần giới thiệu bạn hàng, đối tác của mình cho SMC giúp công ty mở rộng đối tượng khách hàng nhiều hơn ngoài các khách hàng trong nước thì SMC đã vẫn có những khách hàng nước ngoài liên lạc với SMC thông qua các đối tác của họ giới thiệu. Tuy nhiên hiện nay thì SMC vẫn đang duy trì các mối quan hệ với khách hàng của mình thông qua đội ngũ nhân viên của mình mà vẫn chưa có những chính sách quản lý khách hàng một cách hợp lý, tránh trường hợp khi

nhân viên công ty nghỉ việc thì khách hàng cũng rời bỏ công ty thì sẽ gây ra những hậu quả xấu cho công ty, bởi vì chi phí dành cho khách hàng cũ thấp hơn rất nhiều so với việc tìm kiếm một khách hàng mới trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

Tóm tắt chương 2:

Trong chương 2, người viết đã nghiên cứu, tìm hiểu về tổng quan ngành thép Việt Nam trong một vài năm qua, tình hình cạnh tranh ngành thép cũng như các doanh nghiệp đang cạnh tranh với công ty SMC. Người viết cũng đã tìm hiểu về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, khả năng sử dụng các công cụ marketing, các công cụ quảng cáo truyền thông trong quá trình hoạt động những năm về trước của công ty SMC. Ngoài ra người viết cũng tìm hiểu về một số hoạt động quan hệ khách hàng của công ty, những nghiên cứu ở chương 2 sẽ là cơ sở để người viết rút ra những nhận xét và đề xuất một số ý kiến cá nhân nhằm phát triển thương hiệu của công ty SMC tại khu vực TP.HCM trong chương 3 tiếp theo.

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU THÉP SMC TẠI KHU VỰC TP.HCM SMC TẠI KHU VỰC TP.HCM

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển thương hiệu công ty SMC trên thị trường thép tại TP hồ chí minh (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)