Sự phân bố không gian của vùng trồng lúa trên đồng bằng sông Hồng

Một phần của tài liệu ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích không gian phục vụ đánh giá sinh kế khu vực đồng bằng sông hồng (Trang 54 - 58)

Lúa trên ĐBSH được sản xuất theo hai vụ chính là vụ mùa và vụđông xuân. Trong đề tài, sau khi giải đoán học viên đã gộp 2 vụ sản xuất lúa này trên cùng một mảnh ruộng và trình bày thành vùng trồng lúa chung trên toàn đồng bằng với bảng chú giải chỉ xác định cho các vùng trồng lúa. Từ các bản đồ kết quả ta có thể thấy sự phân bố không gian của các cánh đồng lúa trên toàn đồng bằng sông Hồng: vùng trồng lúa tập trung nhiều nhất là ở khu vực đồng bằng ven biển (Thái Bình, Nam

Định, Ninh Bình, Hải Phòng, một phần của Hải Dương, và tây nam Hà Nội) – đây còn gọi là khu vực vành đai lúa của ĐBSH. Càng lên dần khu vực đầu nguồn sông Hồng, mật độđất lúa càng giảm dần.

47

48

2.4.2. Biến động lp ph lúa giai đon 2005-2010

Đánh giá biến động và thể hiện sự phân bố lớp phủ lúa bằng phương pháp chồng xếp hai bản đồ lớp phủ lúa năm 2005 và bản đồ lớp phủ lúa năm 2010. Sử dụng phương pháp phân tích không gian trong phần mềm ArcGis (Spatial Analysis- Raster Caculator), thành lập bản đồ biến động lớp phủ lúa giai đoạn 2005-2010.

Hình 2.16: Bản đồ biến động lớp phủ lúa đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2005-2010 Bảng 2.4 Ma trận biến động giữa các loại hình lớp phủ giai đoạn 2005-2010 2010 2005 Không có dữ liệu Đất khác Lúa Không có dữ liệu 490 245 490 Đất khác 13230 169687 89376 Lúa 50568 156800 986566

49

Hình 2.17: Diện tích lúa các tỉnh đồng bằng sông Hồng qua 2 năm 2005, 2010 (số liệu chiết xuất từ ảnh Modis)

Nhận xét:

Qua biểu đồ trên cho thấy diện tích lúa các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng giai

đoạn 2005-2010 hầu hết có xu hướng giảm, riêng tỉnh Nam Định diện tích lúa tăng nhẹ. Hà Nội năm 2008 được sát nhập thêm Hà Tây nên diện tích đất lúa lớn nhất trên

đồng bằng. Vĩnh Phúc và Hải Phòng là hai tỉnh có diện tích đất lúa giảm nhiều nhất.

Đây là xu hướng tất yếu của quá trình đô thị hóa ở Đồng bằng sông Hồng, khi công nghiệp hóa phát triển, đất nông nghiệp bị chuyển đổi thành các khu công nghiệp tập trung, có nghĩa một số hộ nông dân hoặc một số làng không còn đất sản xuất nông nghiệp và trở thành nông dân không có đất. Việc chuyển đổi sinh kế như vậy kéo theo rất nhiều hệ lụy, từ tập quán sinh hoạt cho đến phương thức kiếm sống.

50

Chương 3: ĐÁNH GIÁ TƯƠNG QUAN CÁC CH S VÀ PHÂN NHÓM CÁC VÙNG SINH K CA ĐỒNG BNG SÔNG HNG

Một phần của tài liệu ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích không gian phục vụ đánh giá sinh kế khu vực đồng bằng sông hồng (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)