Bao gồm các biến: DS_TT: dân số thành thị; DS_NT: dân số nông thôn; DT_LT:
diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt; SL_Lua: sản lượng lúa cả năm, Trau: số trâu, Bo: số bò, Lon: số lợn – Đây là bộ dữ liệu được lọc ra từ niên giám thống kê các tỉnh ĐBSH. Biến Lua – diện tích lúa chia theo huyện, số liệu được chiết xuất từ phân loại ảnh Modis năm 2010. Ở những khu vực trên ảnh bị thiếu, học viên bổ
sung bằng các số liệu thống kê để đảm bảo đầy đủ số lượng các mẫu phân tích. Phép phân tích với 8 biến trên cỡ mẫu 114 huyện của toàn đồng bằng cho kết quả
với độ chính xác cao, giải thích được 85% tổng phương sai. Phân tích phát hiện 2 nhân tố có eigenvalue lớn hơn 1.
60
Bảng 3.3: Giá trị Eigenvalue của các nhân tố
F1 F2 F3 Eigenvalue 3.955 2.862 0.575 % variance 49.436 35.775 7.192 Cumulative % 49.436 85.210 92.403 F1 F2 DS_TT -0.732 -0.085 DS_NT 0.762 -0.110 DT_LT 0.970 -0.107 Lua 0.958 -0.165 Trau 0.080 0.965 Bo 0.139 0.971 Lon 0.267 0.945 SL_Lua 0.940 -0.192
Hình 3.8: Sự phân bố của các biến trên hai trục thành phần F1 và F2
Kết quả phân tích cho 2 nhóm nhân tố có trọng số các biến rất lớn. Nhóm nhân tố thứ nhất chiếm tới gần 50% kết quả thể hiện, trong đó sự đối lập rất rõ rệt giữa các hoạt động nông nghiệp của khu dân cư nông thôn và khu dân cư thành thị. Trục nhân tố thứ 2 bao gồm hoàn toàn các biến về hoạt động chăn nuôi. Cuối cùng thể hiện vị trí của mỗi đơn vị huyện trên không gian bản đồ bằng điểm số Factor Score trên từng trục nhân tố ta lại thấy được sự phân bố rất rõ nét các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi trong khu vực hiện nay.
61
Hình 3.9: Phân bố không gian của các vùng hoạt động trồng trọt và chăn nuôi năm 2010 các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng
62
KẾT LUẬN