Trên địa bàn vùng Đồng bằng sông Hồng có 1.863 xã; dân cư nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng sống theo làng xã từ lâu đời. Trong những năm gần đây cùng với quá trình chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông thôn và quá trình đô thị
hoá diễn ra nhanh tại địa bàn các thành phố, các thị xã, thị trấn một phần diện tích
đất khu dân cư nông thôn ven đô đã chuyển sang đất đô thị. Mặt khác do hình thành các khu, cum công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã kéo theo kinh tế dịch vụ phát triển, đây cũng là động lực để hình thành các thị trấn, thị tứ, trung tâm cụm xã, trung tâm xã có điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện.
20
(Nguồn số liệu: Niên giám thống kê các tỉnh ĐBSH năm 2010) Hình 1.8: Phân bố dân cư nông thôn ở Đồng bằng sông Hồng
Trên địa bàn mỗi xã có nhiều điểm dân cư nông thôn đó là các thôn, làng; hình thái phát triển không gian phổ biến là “chùm, điểm tương đối” (hình thái chùm diểm tương đối tập trung phân bố trên địa bàn xã có quy mô nhỏ, phù hợp với điều kiện thâm canh vùng đất
đồng bằng hình thành lâu đời), mật độ điểm dân cư của vùng là tương đối dày 10
điểm/10 km2, với các hình thái:
- Hình thái điểm dân cư tập trung: chủ yếu là những điểm dân cư phát triển như các thị tứ, các trung tâm cụm xã, trung tâm xã, trung tâm kinh - tế xã và các nông, lâm trường quốc doanh.
- Hình thức điểm dân cư phát triển theo tuyến chủ yếu theo các tuyến giao thông, đó là các điểm dân cư nằm trên các trục giao thông quan trọng (các nút giao
thông) hoặc ở các trung tâm khu kinh tế mới, trung tâm xã, nông lâm trường, trung tâm cụm xã. Đây là một hình thái phát triển mới, mầm mống của đô thị nhỏ, tốc độ
21
nghiệp, công nghiệp hoá nông thôn lớn, kết hợp quá trình chuyển giao công nghệ
trong nông nghiệp, sẽ hình thành nên nhiều thị trấn, thị tứ (dạng đô thị).
Khu vực kinh tế nông nghiệp
Kể từ sau đổi mới 1989, kinh tế hộ gia đình được tái thiết, người nông dân trở thành đơn vị sản xuất tự chủ, đất đai được chia cho nông dân theo thời hạn sử
dụng quy định trong luật năm 1993. Hệ thống sản xuất của các hộ nông dân nói chung và Đồng bằng sông Hồng nói riêng bao gồm sản xuất nông nghiệp thuần, nông nghiệp kiêm các ngành nghề phi nông nghiệp và sản xuất phi nông nghiệp, trong đó sản xuất nông nghiệp tương đối đồng nhất bao gồm canh tác cây lương thực, rau màu và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong những năm gần đây, quá trình
đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng ởĐBSH là điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển hệ thống canh tác và tăng thu nhập bằng cách mở rộng các hoạt
động phi nông nghiệp theo hướng sử dụng sản phẩm nông nghiệp và khai thác lao
động nông nghiệp, các hoạt động phi nông nghiệp như sản xuất tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh thương mại dịch vụ, làm thuê thời vụ, đi xuất khẩu lao động (L. T. Nghệ, 2006).
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản có sự chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hoá. Cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiêp và lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng thuỷ sản. Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 91,97% năm 2000 xuống còn 89,78% năm 2005 (bình quân mỗi năm giảm 0,44%); lâm nghiệp giảm từ 0,98% năm 2000 xuống còn 0,83% năm 2005 (bình quân mỗi năm giảm 0,03%); thuỷ sản tăng từ
7,05% năm 2000 lên 9,38% năm 2005 (bình quân mỗi năm tăng 0,47%).Một số mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản đã xâm nhập thị trường trong nước và thế giới như hoa quả, thuỷ hải sản ...
- Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp, luôn chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản xuất nông nghiệp. Trong nhiều năm qua ngành trồng trọt ở các
22
tỉnh trong vùng đã từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá tập trung, hình thành các vùng chuyên canh cây trồng cho năng suất cao và phẩm chất tốt, sản phẩm sản xuất ra gắn với thị trường. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt đã giảm xuống từ
72,90% (năm 2000) còn 67,30% (năm 2005).
- Chăn nuôi đang trở thành ngành sản xuất chính trong sản xuất nông nghiệp của vùng, giá trị sản lượng ngành chăn nuôi tăng từ 25,02% (năm 2000) lên 29,95% (năm 2005), số lượng, chất lượng đàn gia súc, gia cầm tăng đều qua các năm (đàn trâu, bò tăng 702,00 nghìn con (năm 2000) lên 831,70 nghìn con (năm 2005); đàn lợn tăng 2.022,10 nghìn con trong 5 năm; đàn gia cầm tăng 9.783 nghìn con từ năm 2000 đến năm 2005). Nhiều mô hình chăn nuôi trang trại theo quy mô công nghiệp
được phát triển và nhân rộng.