Các kiểu đối tượng không gian

Một phần của tài liệu ứng dụng gis trong quản lý csdl giáo dục quận hoàng mai - hà nội luận văn ths. bản đồ viễn thám và hệ thông tin địa lý (Trang 26 - 28)

5. Cấu trúc luận văn

1.1.2.4. Các kiểu đối tượng không gian

* Điểm

Điểm là đối tượng có kích thước bằng 0 về mặt hình học. Do đó các đối tượng điểm chỉ dùng để xác định vị trí. Trong cấu trúc dữ liệu vector, mỗi điểm được thể hiện bằng một cặp toạ độ (x,y) trong một hệ trục toạ độ xác định. Còn trong cấu trúc dữ liệu raster, mỗi điểm là một pixel. Điểm không có ý nghĩa trong việc đo về kích thước. Mặc dù trên bản đồ, các điểm được biểu thị bằng kích thước khác nhau nhưng diện tích của các điểm là không có ý nghĩa thực tế. Một số khái niệm về "điểm" như sau:

- Điểm thực tế (entity point): dùng để xác định vị trí của các đối tượng dạng điểm như: các toà nhà, các cột. Trường hợp đó, xác định chính xác vị trí của các điểm là điều rất quan trọng.

- Điểm chỉ tên (label point) được sử dụng để hiển thị một tập hợp chữ viết cho các đối tượng bản đồ. Đối với những điểm nào thì độ chính xác của vị trí phụ thuộc vào quan niệm bản đồ học. Nghĩa là vị trí các điểm chỉ tên cho các đối tượng trên bản đồ được xác định sao cho không có sự lẫn lộn với nhau.

- Điểm có diện tích (area point) dùng để xã định một vị trí có thông tin về diện tích. Ví dụ có thể dùng điểm để thể hiện vị trí một quốc gia và độ lớn của điểm chứa đựng thông tin về đất nước đó.

- Điểm giao nhau (node) thể hiện vị trí một diện với các dấu hiệu về hình học, ví dụ: nơi giao nhau hoặc điểm cuối của các yếu tố đường.

* Đường

Đường là các yếu tố có một kích thước và thể hiện cả vị trí và hướng. Độ dài là dấu hiệu đo đạc về kích thước của đối tượng đường. Điểm xuất phát và điểm kết thúc của đường gọi là nút (node). Ở dạng vector, đường đơn giản nhất là đường nối giữa hai điểm bất kỳ có tọa độ (xi,, yI) và (xj, yj ). Còn ở dạng raster đường là tập hợp của các pixel.

26

Hình 1.7. Sự khác biệt giữa cấu trúc dữ liệu vector (a) và raster (b) trong việc thể hiện các đối tượng không gian dạng đường

Mặc dù các yếu tố đường thường có không gian hai kích thước trên bản đồ nhưng độ rộng của đường là không được xem xét đến trong tính toán hướng của bản đồ.

 Đường (line): là các đối tượng có một kích thước.

 Đoạn thẳng (line segment): là đường nối trực tiếp giữa hai điểm.

 Đường gấp khúc: là các đọan thẳng nối liên tục, có thể khác hướng song không có điểm nối hoặc có thể điểm nối ở một phía (phải hoặc trái). Đường gấp khúc có thể cắt qua chính nó hoặc cắt các đường khác.

 Cung (arc) là một đoạn tập hợp các điểm tạo nên một dạng đường cong mà đường cong đó được xác định bằng một hàm toán.

 Đoạn nối (link) là đối tượng có một kích thước nối giữa hai nút. Đoạn nối cũng được hiểu là đường gờ (edges) hay đường viền.

 Đoạn nối trực tiếp : là đoạn nối giữa hai nút với một hướng nhất định.

 Dây xích (chain): là sự nối liên tục của các đoạn thẳng không cắt nhau hoặc giữa các cung với các nút ở cuối mỗi cung. Các nút có thể nằm ở bên phải hay bên trái là không bắt buộc.

* Vùng

27

vector. Vùng được hiểu là một diện tích giới hạn bởi một đường khép kín và phần bên trong đó có những tính chất cụ thể.

Ở dạng vector vùng là khoảng không gian được giới hạn bởi một tập hợp các cặp tọa độ (X,Y) trong đó điểm đầu và điểm cuối trùng nhau. Với đối tượng vùng, cấu trúc vector phản ảnh đường bao.

Nói chung không có sự khác biệt giữa việc lưu trữ số liệu định vị của yếu tố đường và số liệu định vị của yếu tố vùng, cả hai đều lưu trữ dưới dạng tập hợp các điểm của một đường. Nhưng có thể nhận biết rõ ràng nếu chỉ ra số liệu định vị kèm theo kiểu yếu tố được biểu thị (điểm, đường, vùng). Ngoài ra cũng có khả năng ngầm hiểu ví dụ như rừng thường là yếu tố vùng, đường sắt là yếu tố đường....Đường bao của một vùng khép kín (tức là điểm đầu và điểm cuối trùng nhau). Ngược lại một đường khép kín không phải trong trường hợp nào cũng phản ánh một vùng (ví dụ, đường bình độ không là yếu tố vùng).

A A A A A A A A A A A A A A A A A A A A A A A A A A A B B B B B B B B B B B B B B B B B B B B B B B B B B B B B B C C C C C C C C C C C C C C C C C C C C C C C C C D D D D D D D D D D D D D B B B D B A B C D Raster Vector

Hình 1.8. Minh hoạ đối tượng vùng ở dạng Raster và Vector

Một phần của tài liệu ứng dụng gis trong quản lý csdl giáo dục quận hoàng mai - hà nội luận văn ths. bản đồ viễn thám và hệ thông tin địa lý (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)