Xu hướng xây dựng chuẩn CSDL GIS trên thế giới

Một phần của tài liệu ứng dụng gis trong quản lý csdl giáo dục quận hoàng mai - hà nội luận văn ths. bản đồ viễn thám và hệ thông tin địa lý (Trang 31 - 97)

5. Cấu trúc luận văn

1.2.2.2.Xu hướng xây dựng chuẩn CSDL GIS trên thế giới

Bộ chuẩn hoá ISO là bộ chuẩn đầy đủ và đề cập tất cả các khía cạnh của thông tin địa lý cũng như GIS nói chung. Tuy nhiên bộ chuẩn này chỉ là mang tính khái niệm và kiến trúc tổng thể của việc xây dựng chuẩn hơn là một chuẩn cụ thể nào đó có thể triển khai áp dụng được ngay.

Bộ chuẩn do FGDC triển khai áp dụng có ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng chuẩn của các quốc gia khác, và ngay cả việc xây dựng chuẩn của ISO. Austalia được xem là một ví dụ thành công trong phát triển bộ chuẩn dựa trên FGDC và

31 ISO.

Các quốc gia phát triển và đang phát triển không tự xây dựng và phát triển bộ chuẩn riêng và thường dựa trên ISO hoặc một bộ chuẩn đã công nhận nào đó để quốc gia hoá nội dung đó cho đất nước mình.

1.2.3.Thực trạng, nhu cầu và xu hướng chuẩn hoá CSDL GIS ở Việt Nam 1.2.3.1. Thực trạng xây dựng CSDL GIS ở Việt Nam

Công nghệ GIS là hệ thống cho phép quản lý thông tin địa lý và phân tích các tiêu chí liên quan đến những thông tin này. Do đây là công nghệ chủ đạo trong việc sử dụng và quản lý liên quan đến thông tin địa lý cho nên phạm vi ứng dụng của nó vô cùng to lớn. GIS đã được áp dụng trong tất cả các lĩnh vực từ qui hoạch sử dụng tài nguyên, nông nghiệp, lâm nghiệp, địa chính, thuỷ hải sản, quân sự cho đến quản lý đô thị và giám sát thảm hoạ thiên nhiên. GIS đã được áp dụng ở Việt Nam từ những năm 1990. Đi cùng với sự phát triển ứng dụng trên thế giới, hàng loạt các phần mềm, các công nghệ xử lý trong GIS đã được đưa vào áp dụng tại Việt Nam. Các công nghệ của các hãng phần mềm hàng đầu như ESRI, Intergraph, Autodesk, MapInfo,v.v. đã được sử dụng thường xuyên trong các công ty, các đơn vị và tổ chức ở Việt Nam.

Tuy nhiên, các chuẩn về CSDL GIS trong nước lại do các đơn vị tự xây dựng và được sử dụng chủ yếu trong nội bộ đơn vị. Các chuẩn này được áp dụng trong các hệ thống ứng dụng độc lập và là chuẩn đóng. Được sử dụng rộng rãi hơn hiện nay là các quy định, quy phạm kỹ thuật về số hoá bản đồ nhưng những quy định quy phạm này chỉ tập trung vào xây dựng bản đồ bằng máy tính hay là chuyển bản đồ từ dạng giấy sang dạng số chứ không phải chuẩn về CSDL GIS. Các chuẩn CSDL GIS này thường có cấu trúc dữ liệu, phân loại đối tượng cũng như trình bày hiển thị khác nhau, do vậy hầu như không thể trao đổi dữ liệu được với nhau.

Trong lĩnh vực thông tin địa lý, ở Việt Nam hiện nay chuẩn về hệ quy chiếu và toạ độ quốc gia VN-2000 đã được ban hành, tạo nền tảng thống nhất về cơ sở qui chiếu cho dữ liệu đo đạc bản đồ nói chung và dữ liệu thông tin địa lý nói riêng. Phạm vi áp dụng là cho tất cả các hệ thống toạ độ các cấp hạng, bản đồ địa hình,

32

bản đồ cơ sở, bản đồ địa chính, bản đồ hành chính quốc gia và các loại bản đồ chuyên dụng khác.

Bên cạnh đó hiện nay đã có một số các qui phạm, qui định về thành lập bản đồ hiện đang được áp dụng trong ngành được coi như là chuẩn của hệ thống bản đồ. Một số các qui phạm, qui định kỹ thuật có liên quan đến việc chuẩn hoá hệ thống thông tin địa lý cơ sở quốc gia bao gồm:

- Qui định kỹ thuật số hoá bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500, 1/25000, 1/50.000, 1/100.000 ban hành năm 1999. Trong đó có đề cập đến qui định về các lớp, nội dung thông tin, ký hiệu áp dụng cho công việc số hoá bản đồ địa hình. Qui định được thực hiện trên khuôn dạng phần mềm MicroStation.

- Qui phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000, 1/10.000 và 1/25000 ban hành năm 1999. Trong đó có qui định các nội dung thông tin và phân lớp trong xây dựng và thành lập bản đồ địa chính.

1.2.3.2. Nhu cầu chuẩn hoá CSDL GIS ở Việt Nam

Như đã biết, cơ sở dữ liệu trong GIS rất đồ sộ, phong phú, đa dạng cả về chủng loại và khuôn dạng, đến mức không một cơ quan chuyên ngành nào có thể đơn phương thu thập, xử lý một cách đầy đủ, hoàn chỉnh trong thời gian ngắn. Để đáp ứng nhu cầu, buộc phải sử dụng dữ liệu thông tin của nhiều chuyên ngành khác. Yêu cầu về chia sẻ dữ liệu thông tin là tất yếu. Tuy nhiên đó là điều không đơn giản. Xét từ góc độ công nghệ và kỹ thuật, mỗi đơn vị thu thập và xử lý dữ liệu để đáp ứng nhu cầu của riêng mình, theo quy trình công nghệ và quy tắc kỹ thuật của riêng mình, không thể tương thích trong hệ thống khác. Chuẩn hoá dữ liệu thông tin địa lý là xây dựng những quy định và cơ chế bảo đảm cho dữ liệu có thể cung cấp cho nhiều ứng dụng khác nhau, tương thích với nhiều hệ thống phần cứng, phần mềm khác nhau, là biện pháp duy nhất đúng đắn để khai thác dữ liệu một cách hiệu quả nhất, được thế giới và nhiều quốc gia quan tâm để thực hiện việc chia sẻ sử dụng dữ liệu.

Chuẩn hoá hệ thống thông tin địa lý cơ sở quốc gia, một mặt trước mắt là tạo điều kiện để chia sẻ dữ liệu thông tin địa lý, cung cấp cho các cơ quan đơn vị có nhu cầu sử

33

dụng những dữ liệu nền kịp thời và đáng tin cậy, tiết kiệm được công của, thời gian chắc chắn sẽ được cả nước quan tâm. Mặt khác, khi đã sử dụng dữ liệu nền đã được chuẩn hoá, các đơn vị chuyên ngành buộc phải tuân thủ hệ thống chuẩn dữ liệu quốc gia thống nhất, mở ra triển vọng tốt đẹp trong việc giao lưu chia sẻ sử dụng dữ liệu, tiến tới xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin địa lý, tạo điều kiện cho công nghệ thông tin địa lý phát triển bền vững trên đất nước ta.

1.2.3.3. Xu hướng chuẩn hoá CSDL GIS ở Việt Nam

Hệ thống thông tin địa lý sẽ phát huy tác dụng rộng rãi nếu hệ thống này được định chuẩn. Điều kiện này giúp cho thông tin được trao đổi rộng rãi hơn, người sử dụng thông tin nhiều hơn, hệ thống cập nhật thông tin đa dạng hơn, hiệu quả là tránh được lãng phí trong quá trình phát triển. Muốn vậy các ngành cần thống nhất một chuẩn chung mang tính Quốc gia. Việc định chuẩn có thể hiểu một cách đơn giản là mọi hệ thống thông tin đều có thể hiểu được dữ liệu của nhau. Vấn đề chuẩn hoá thông tin đang là nội dung chủ yếu trong giai đoạn phát triển công nghệ thông tin hiện nay.

Việc xây dựng chuẩn thông tin địa lý nước ta được xác định dựa trên cơ sở:

- Xem việc xây dựng thông tin địa lý là nhiệm vụ cơ bản của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường khi cung cấp thông tin điều tra cơ bản cho các ứng dụng khác trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Việc chuẩn hoá không chỉ áp dụng cho nội dung tư liệu cơ bản nêu trên mà còn là cơ sở cho các đơn vị, tổ chức khác trên toàn quốc áp dụng nhằm khai thác tối đa dữ liệu địa lý, các thông tin thu thập bởi các tổ chức và đơn vị khác nhau.

- Căn cứ trên các chuẩn Việt Nam đã công bố: Qui định sử dụng hệ qui chiếu và hệ toạ độ VN2000, chuẩn tiếng Việt, chuẩn về địa danh, địa giới...

- Nghiên cứu, áp dụng các nguyên tác định chuẩn của Uỷ ban ISO/TC211. Điều này làm cho chuẩn thông tin địa lý cơ sở tương thích với chuẩn của ISOTC/211.

- Nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng chuẩn cho thông tin địa lý của các nước như Mỹ, Australia,...

34

- Triển khai xây dựng chuẩn theo ưu tiên. Có nghĩa là nội dung chuẩn nào cấp bách sẽ triển khai trước.

- Từng bước hoàn thiện nội dung chuẩn hoá, phù hợp với đặc thù xây dựng và khai thác sử dụng thông tin địa lý ở nước ta.

Như vậy, nếu nhìn nhận dưới khía cạnh thông tin địa lý thì có thể xem các công việc xây dựng chuẩn cần được bắt đầu từ lâu. Các qui định về chuẩn bản đồ hiện có sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng dữ liệu GIS ban đầu cho các CSDL chuẩn sau này. Khi chuẩn thông tin địa lý được xác định thì những yêu cầu của nó sẽ tác động ngược trở lại qui định về thành lập bản đồ với mục tiêu, sao cho dữ liệu đầu vào càng ngày càng thích hợp hơn với các ứng dụng của GIS.

35 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƢƠNG 2

XÂY DỰNG CSDL GIS NGÀNH GD-ĐT QUẬN HUYỆN 2.1 Tổng quan về các cấp học giáo dục Việt Nam:

2.1.1 Giáo dục cấp nhà nhà trẻ - mẫu giáo:

Là nơi giữ trẻ không bắt buộc dành cho trẻ dưới độ tuổi đi học chính thức (dưới 6 tuổi). Nhà trẻ và mẫu giáo dành cho trẻ dưới 6 tuổi (thậm chí trẻ mới sinh vài tháng đã vào nhà trẻ) mục đích hình thành tư duy cho trẻ. Tạo những thói quen, tập tính ngay trong giai đoạn này hay là nơi giúp trẻ vui chơi để ba mẹ đi làm.

2.2.2 Giáo dục cơ bản:

Giáo dục cơ bản kéo dài 12 năm và được chia thành 3 cấp: cấp I (tiểu học), cấp II (trung học cơ sở), và cấp III (trung học phổ thông).

2.2.2.1 Cấp tiểu học

Cấp tiểu học hay còn được gọi là cấp I, bắt đầu năm 6 tuổi đến hết năm 11 tuổi. Cấp I gồm có 5 trình độ, từ lớp 1 đến lớp 5. Đây là cấp học bắt buộc đối với mọi công dân. Học sinh phải học các môn sau: Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội (lớp 1, 2 và 3), Khoa học (lớp 4 và 5), Lịch sử (lớp 4 và 5), Địa lý (lớp 4 và 5), Âm nhạc, Mỹ thuật, Đạo đức, Thể dục, Tin học (tự chọn), Tiếng Anh (lớp 3, 4, và 5 một số trường cho học sinh học tiếng Anh bắt đầu từ năm lớp 1, lớp 2). Để kết thúc bậc tiểu học, học sinh phải trải qua kỳ thi tốt nghiệp tiểu học. Hiện nay đã chính thức bãi bỏ.

2.2.2.2 Cấp trung học cơ sở

Cấp trung học cơ sở hay còn gọi là cấp II gồm có 4 trình độ, từ lớp 6 đến lớp 9, bắt đầu từ 11 đến 15 tuổi. Đây là một cấp học bắt buộc để công dân có thể có một nghề nghiệp nhất định (tốt nghiệp cấp II có thể học nghề haytrung cấp chuyên nghiệp mà không cần học tiếp bậc Trung học phổ thông).

Học sinh đến trường phải học các môn sau: Toán, Vật lý, Hoá học (lớp 8 và 9), Sinh học, Công nghệ, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân, Ngoại

36

ngữ (Anh, Pháp, Nga, Trung, Nhật), Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học (máy vi tính hoặc điện toán).

Hết cấp trung học cơ sở, học sinh được xét tốt nghiệp dựa trên thành tích học tập tích lũy trong bốn năm. Trước đây hết cấp Trung học cơ sở học sinh phải trải qua kỳ thi tốt nghiệp, nhưng từ năm 2006 đến nay đã chính thức được bãi bỏ. Muốn theo học tiếp trình độ cao hơn (cấp III) học sinh phải tham dự các kỳ thi tuyển sinh.

2.2.2.3 Cấp trung học phổ thông

Cấp trung học phổ thông hay còn gọi là cấp III gồm 3 trình độ, từ lớp 10 đến lớp 12, bắt đầu từ 15 đến 18 tuổi. Để tốt nghiệp cấp III, học sinh phải tham gia kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông tại Việt Nam của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

Học sinh muốn được theo học tại các trường trung học phổ thông công lập phải dự một kỳ thi tuyển sinh sau khi học hết cấp trung học cơ sở hoặc xét tuyển theo học bạ của 4 năm học cấp II. Các kỳ thi này được tổ chức hàng năm, do Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương chủ trì. Ở cấp học này, học sinh cũng phải học các môn tương tự như ở cấp học trung học cơ sở, nhưng bỏ bớt hai môn năng khiếu là Âm nhạc và Mỹ thuật. Tuy nhiên, học sinh trung học phổ thông còn được tham gia một số hoạt động khác như hướng nghiệp, dạy nghề...

2.2.3 Giáo dục chuyên biệt

2.2.3.1 Trung tâm GDTX

Nơi phổ cập giáo dục cho tất cả các lứa tuổi

2.2.3.2 Trung học phổ thông chuyên, năng khiếu

Từ năm 1966, hệ thống trung học phổ thông chuyên được lập ra, bắt đầu với những lớp chuyên Toán tại các trường đại học lớn về khoa học cơ bản, sau đó các trường chuyên được thiết lập rộng rãi tại tất cả các tỉnh thành.

Trong thời kì đầu của hệ thống trường chuyên, khi chỉ mới hình thành một vài lớp phổ thông chuyên tại các trường đại học, mục tiêu này đã được theo sát và

37

đạt được thành tựu khi mà phần lớn các học sinh chuyên Toán khi đó tiếp tục theo đuổi các lĩnh vực Toán học, Vật lý, Tin học (máy tính)…

Để được vào học tại các trường chuyên, học sinh tốt nghiệp cấp II phải thoả mãn các điều kiện về học lực, hạnh kiểm ở cấp II và đặc biệt là phải vượt qua các kỳ thi tuyển chọn đầu vào tương đối khốc liệt của các trường này.

2.2.3.3 Trường Phổ thông dân tộc nội trú

Đây là các trường nội trú dặc biệt, có thể là cấp II hoặc có thể là cấp III. Các trường này dành cho con em các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn về kinh tế - xã hội nhằm bồi dưỡng nguồn nhân lực, tạo nguồn cán bộ cho các địa phương này. Học sinh được ở tại trường và được cấp kinh phí ăn, ở.

2.2.3.4 Trường giáo dưỡng

Đây là loại hình trường đặc biệt dành cho các thanh thiếu niên hư hỏng, phạm tội. Trong trường, các học sinh này được học văn hoá, được dạy nghề, giáo dục đạo đức để có thể ra trường, về địa phương sau một vài năm. Các năm trước, các trường loại này do Bộ Công an Việt Nam quản lý, nhưng bây giờ, Bộ Lao động- Thương binh-Xã hội quản lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.3 Giáo dục sau phổ thông

2.2.3.1 Dự bị đại học

Cần tốt nghiệp cấp trung học phổ thông hay tương đương để có thể trở thành dự bị đại học.

Các học sinh dân tộc ít người nếu không trúng tuyển vào đại học có thể theo học tại các trường dự bị đại học. Sau một năm học tập, các học sinh này có thể chọn một trong các trường đại học trong cả nước để theo học (trừ Trường Đại học Ngoại thương và các trường thuộc ngành quân sự).

38

2.2.3.4 Trung cấp, dạy nghề

Cần tốt nghiệp cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông hay tương đương để có thể học nghề, trung cấp.

Đây là chương trình học dạy nghề dành cho người không đủ điều kiện vào đại học hoặc cao đẳng.

2.2.3.5 Cao đẳng

Cần tốt nghiệp cấp trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, học nghề hoặc tương đương để có thể học hay liên thông lên cấp cao đẳng.

Sinh viên phải tham gia kỳ thi tuyển sinh trực tiếp vào cao đẳng hoặc điểm thi vào đại học thấp hơn điểm quy định nhưng lại đủ để vào cao đẳng thì đăng ký vào học cao đẳng. Chương trình cao đẳng thông thường kéo dài 3 năm. Tuy nhiên, một số trường cao đẳng có thể kéo dài đến 3,5 năm hoặc 4 năm để phù hợp với chương trình học.

Cần tốt nghiệp Trung học phổ thông, Trung cấp chuyên nghiệp, học nghề hay tương đương để có thể học hay liên thông lên Đại học Theo kết quả giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện chính sách pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học.

2.2.4 Giáo dục sau đại học

2.2.4.1 Cao học

Các cá nhân sau khi tốt nghiệp đại học, có nhu cầu học cao học, vượt qua được kỳ thi tuyển sinh cao học hằng năm sẽ được tham dự các khoá đào tạo cao học. Thời gian đào tạo thường là 3 năm, có thể dài hơn hoặc ngắn hơn phụ thuộc

Một phần của tài liệu ứng dụng gis trong quản lý csdl giáo dục quận hoàng mai - hà nội luận văn ths. bản đồ viễn thám và hệ thông tin địa lý (Trang 31 - 97)