Xu hướng chuẩn hoá CSDL GI Sở Việt Nam

Một phần của tài liệu ứng dụng gis trong quản lý csdl giáo dục quận hoàng mai - hà nội luận văn ths. bản đồ viễn thám và hệ thông tin địa lý (Trang 34 - 97)

5. Cấu trúc luận văn

1.2.3.3.Xu hướng chuẩn hoá CSDL GI Sở Việt Nam

Hệ thống thông tin địa lý sẽ phát huy tác dụng rộng rãi nếu hệ thống này được định chuẩn. Điều kiện này giúp cho thông tin được trao đổi rộng rãi hơn, người sử dụng thông tin nhiều hơn, hệ thống cập nhật thông tin đa dạng hơn, hiệu quả là tránh được lãng phí trong quá trình phát triển. Muốn vậy các ngành cần thống nhất một chuẩn chung mang tính Quốc gia. Việc định chuẩn có thể hiểu một cách đơn giản là mọi hệ thống thông tin đều có thể hiểu được dữ liệu của nhau. Vấn đề chuẩn hoá thông tin đang là nội dung chủ yếu trong giai đoạn phát triển công nghệ thông tin hiện nay.

Việc xây dựng chuẩn thông tin địa lý nước ta được xác định dựa trên cơ sở:

- Xem việc xây dựng thông tin địa lý là nhiệm vụ cơ bản của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường khi cung cấp thông tin điều tra cơ bản cho các ứng dụng khác trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Việc chuẩn hoá không chỉ áp dụng cho nội dung tư liệu cơ bản nêu trên mà còn là cơ sở cho các đơn vị, tổ chức khác trên toàn quốc áp dụng nhằm khai thác tối đa dữ liệu địa lý, các thông tin thu thập bởi các tổ chức và đơn vị khác nhau.

- Căn cứ trên các chuẩn Việt Nam đã công bố: Qui định sử dụng hệ qui chiếu và hệ toạ độ VN2000, chuẩn tiếng Việt, chuẩn về địa danh, địa giới...

- Nghiên cứu, áp dụng các nguyên tác định chuẩn của Uỷ ban ISO/TC211. Điều này làm cho chuẩn thông tin địa lý cơ sở tương thích với chuẩn của ISOTC/211.

- Nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng chuẩn cho thông tin địa lý của các nước như Mỹ, Australia,...

34

- Triển khai xây dựng chuẩn theo ưu tiên. Có nghĩa là nội dung chuẩn nào cấp bách sẽ triển khai trước.

- Từng bước hoàn thiện nội dung chuẩn hoá, phù hợp với đặc thù xây dựng và khai thác sử dụng thông tin địa lý ở nước ta.

Như vậy, nếu nhìn nhận dưới khía cạnh thông tin địa lý thì có thể xem các công việc xây dựng chuẩn cần được bắt đầu từ lâu. Các qui định về chuẩn bản đồ hiện có sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng dữ liệu GIS ban đầu cho các CSDL chuẩn sau này. Khi chuẩn thông tin địa lý được xác định thì những yêu cầu của nó sẽ tác động ngược trở lại qui định về thành lập bản đồ với mục tiêu, sao cho dữ liệu đầu vào càng ngày càng thích hợp hơn với các ứng dụng của GIS.

35

CHƢƠNG 2

XÂY DỰNG CSDL GIS NGÀNH GD-ĐT QUẬN HUYỆN 2.1 Tổng quan về các cấp học giáo dục Việt Nam:

2.1.1 Giáo dục cấp nhà nhà trẻ - mẫu giáo:

Là nơi giữ trẻ không bắt buộc dành cho trẻ dưới độ tuổi đi học chính thức (dưới 6 tuổi). Nhà trẻ và mẫu giáo dành cho trẻ dưới 6 tuổi (thậm chí trẻ mới sinh vài tháng đã vào nhà trẻ) mục đích hình thành tư duy cho trẻ. Tạo những thói quen, tập tính ngay trong giai đoạn này hay là nơi giúp trẻ vui chơi để ba mẹ đi làm.

2.2.2 Giáo dục cơ bản:

Giáo dục cơ bản kéo dài 12 năm và được chia thành 3 cấp: cấp I (tiểu học), cấp II (trung học cơ sở), và cấp III (trung học phổ thông).

2.2.2.1 Cấp tiểu học

Cấp tiểu học hay còn được gọi là cấp I, bắt đầu năm 6 tuổi đến hết năm 11 tuổi. Cấp I gồm có 5 trình độ, từ lớp 1 đến lớp 5. Đây là cấp học bắt buộc đối với mọi công dân. Học sinh phải học các môn sau: Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội (lớp 1, 2 và 3), Khoa học (lớp 4 và 5), Lịch sử (lớp 4 và 5), Địa lý (lớp 4 và 5), Âm nhạc, Mỹ thuật, Đạo đức, Thể dục, Tin học (tự chọn), Tiếng Anh (lớp 3, 4, và 5 một số trường cho học sinh học tiếng Anh bắt đầu từ năm lớp 1, lớp 2). Để kết thúc bậc tiểu học, học sinh phải trải qua kỳ thi tốt nghiệp tiểu học. Hiện nay đã chính thức bãi bỏ.

2.2.2.2 Cấp trung học cơ sở

Cấp trung học cơ sở hay còn gọi là cấp II gồm có 4 trình độ, từ lớp 6 đến lớp 9, bắt đầu từ 11 đến 15 tuổi. Đây là một cấp học bắt buộc để công dân có thể có một nghề nghiệp nhất định (tốt nghiệp cấp II có thể học nghề haytrung cấp chuyên nghiệp mà không cần học tiếp bậc Trung học phổ thông).

Học sinh đến trường phải học các môn sau: Toán, Vật lý, Hoá học (lớp 8 và 9), Sinh học, Công nghệ, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân, Ngoại

36

ngữ (Anh, Pháp, Nga, Trung, Nhật), Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học (máy vi tính hoặc điện toán).

Hết cấp trung học cơ sở, học sinh được xét tốt nghiệp dựa trên thành tích học tập tích lũy trong bốn năm. Trước đây hết cấp Trung học cơ sở học sinh phải trải qua kỳ thi tốt nghiệp, nhưng từ năm 2006 đến nay đã chính thức được bãi bỏ. Muốn theo học tiếp trình độ cao hơn (cấp III) học sinh phải tham dự các kỳ thi tuyển sinh.

2.2.2.3 Cấp trung học phổ thông

Cấp trung học phổ thông hay còn gọi là cấp III gồm 3 trình độ, từ lớp 10 đến lớp 12, bắt đầu từ 15 đến 18 tuổi. Để tốt nghiệp cấp III, học sinh phải tham gia kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông tại Việt Nam của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

Học sinh muốn được theo học tại các trường trung học phổ thông công lập phải dự một kỳ thi tuyển sinh sau khi học hết cấp trung học cơ sở hoặc xét tuyển theo học bạ của 4 năm học cấp II. Các kỳ thi này được tổ chức hàng năm, do Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương chủ trì. Ở cấp học này, học sinh cũng phải học các môn tương tự như ở cấp học trung học cơ sở, nhưng bỏ bớt hai môn năng khiếu là Âm nhạc và Mỹ thuật. Tuy nhiên, học sinh trung học phổ thông còn được tham gia một số hoạt động khác như hướng nghiệp, dạy nghề...

2.2.3 Giáo dục chuyên biệt

2.2.3.1 Trung tâm GDTX (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nơi phổ cập giáo dục cho tất cả các lứa tuổi

2.2.3.2 Trung học phổ thông chuyên, năng khiếu

Từ năm 1966, hệ thống trung học phổ thông chuyên được lập ra, bắt đầu với những lớp chuyên Toán tại các trường đại học lớn về khoa học cơ bản, sau đó các trường chuyên được thiết lập rộng rãi tại tất cả các tỉnh thành.

Trong thời kì đầu của hệ thống trường chuyên, khi chỉ mới hình thành một vài lớp phổ thông chuyên tại các trường đại học, mục tiêu này đã được theo sát và

37

đạt được thành tựu khi mà phần lớn các học sinh chuyên Toán khi đó tiếp tục theo đuổi các lĩnh vực Toán học, Vật lý, Tin học (máy tính)…

Để được vào học tại các trường chuyên, học sinh tốt nghiệp cấp II phải thoả mãn các điều kiện về học lực, hạnh kiểm ở cấp II và đặc biệt là phải vượt qua các kỳ thi tuyển chọn đầu vào tương đối khốc liệt của các trường này.

2.2.3.3 Trường Phổ thông dân tộc nội trú

Đây là các trường nội trú dặc biệt, có thể là cấp II hoặc có thể là cấp III. Các trường này dành cho con em các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn về kinh tế - xã hội nhằm bồi dưỡng nguồn nhân lực, tạo nguồn cán bộ cho các địa phương này. Học sinh được ở tại trường và được cấp kinh phí ăn, ở.

2.2.3.4 Trường giáo dưỡng

Đây là loại hình trường đặc biệt dành cho các thanh thiếu niên hư hỏng, phạm tội. Trong trường, các học sinh này được học văn hoá, được dạy nghề, giáo dục đạo đức để có thể ra trường, về địa phương sau một vài năm. Các năm trước, các trường loại này do Bộ Công an Việt Nam quản lý, nhưng bây giờ, Bộ Lao động- Thương binh-Xã hội quản lý.

2.2.3 Giáo dục sau phổ thông

2.2.3.1 Dự bị đại học

Cần tốt nghiệp cấp trung học phổ thông hay tương đương để có thể trở thành dự bị đại học.

Các học sinh dân tộc ít người nếu không trúng tuyển vào đại học có thể theo học tại các trường dự bị đại học. Sau một năm học tập, các học sinh này có thể chọn một trong các trường đại học trong cả nước để theo học (trừ Trường Đại học Ngoại thương và các trường thuộc ngành quân sự).

38

2.2.3.4 Trung cấp, dạy nghề

Cần tốt nghiệp cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông hay tương đương để có thể học nghề, trung cấp.

Đây là chương trình học dạy nghề dành cho người không đủ điều kiện vào đại học hoặc cao đẳng.

2.2.3.5 Cao đẳng

Cần tốt nghiệp cấp trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, học nghề hoặc tương đương để có thể học hay liên thông lên cấp cao đẳng.

Sinh viên phải tham gia kỳ thi tuyển sinh trực tiếp vào cao đẳng hoặc điểm thi vào đại học thấp hơn điểm quy định nhưng lại đủ để vào cao đẳng thì đăng ký vào học cao đẳng. Chương trình cao đẳng thông thường kéo dài 3 năm. Tuy nhiên, một số trường cao đẳng có thể kéo dài đến 3,5 năm hoặc 4 năm để phù hợp với chương trình học.

Cần tốt nghiệp Trung học phổ thông, Trung cấp chuyên nghiệp, học nghề hay tương đương để có thể học hay liên thông lên Đại học Theo kết quả giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện chính sách pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học.

2.2.4 Giáo dục sau đại học

2.2.4.1 Cao học

Các cá nhân sau khi tốt nghiệp đại học, có nhu cầu học cao học, vượt qua được kỳ thi tuyển sinh cao học hằng năm sẽ được tham dự các khoá đào tạo cao học. Thời gian đào tạo thường là 3 năm, có thể dài hơn hoặc ngắn hơn phụ thuộc vào quy định của chuyên ngành và của cơ sở đào tạo. Các cá nhân đi học cao học có thể theo hai diện: tự đi học thì phải trang trải toàn bộ chi phí học tập; cơ quan cử đi học thì sẽ được cơ quan chi trả chi phí học tập, tuy nhiên, các đối tượng này khi đi học phải có sự đồng ý của cơ quan cử đi học. Sau khi tốt nghiệp, các học viên cao học được cấp bằng thạc sĩ.

39

2.2.4.2 Nghiên cứu sinh

Đây là bậc đào tạo cao nhất ở Việt Nam hiện nay. Tất cả các cá nhân tốt nghiệp từ đại học trở lên đều có quyền làm nghiên cứu sinh với điều kiện phải vượt qua kỳ thi tuyển nghiên cứu sinh hàng năm. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam có có sự định thay đổi trong cách tuyển chọn nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu sinh. Thời gian làm nghiên cứu sinh thường là 4 năm với người có bằng cử nhân hay kỹ sư và 3 năm với người có bằng thạc sĩ. Tuy nhiên, thời gian làm nghiên cứu sinh còn phụ thuộc vào ngành học và loại hình học (học tập trung hay không tập trung). Sau khi hoàn thành thời gian và bảo vệ thành công luận án, các nghiên cứu sinh sẽ được cấp bằng tiến sĩ.

2.2. Thực trạng và nhu cầu quản lý, khai thác thông tin ngành GD-ĐT nói chung và cấp quận, huyện nói riêng: chung và cấp quận, huyện nói riêng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.1. Một số quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về GD-ĐT

Phòng GD-ĐT có trách nhiệm giúp UBND cấp quận (huyện) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn quận (huyện):

- Giúp UBND cấp quận (huyện) quản lý công tác chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức, biên chế, nhân sự, tài chính, tài sản và các hoạt động khác của các trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu hoc, trường THCS, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục quận (huyện) theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức lập dự toán ngân sách giáo dục, dự toán chi các chương trình muc tiêu quốc gia hàng năm về giáo dục của quận (huyện) gửi cơ quan chuyên môn của UBND cấp quận (huyện) theo quy định của pháp luật. Sau khi được giao dự toán ngân sách, phối hợp với cơ quan chuyên môn về tài chính, kế hoạch của UBND cấp quận (huyện) trong việc phân bổ ngân sách giáo dục, hướng dẫn, kiểm tra vệc thực hiện.

- Xây dựng, trình HĐND, UBND cấp quận (huyện) các giải pháp thực hiện xã hội hoá giáo dục; chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện xã hội hoá giáo dục.

40

- Quản lý, chỉ đạo việc xây dựng, bảo quản, sử dụng tài sản và cơ sở vật chất trường học; việc phát hành sách giáo khoa, ấn phẩm giáo dục, thiết bị thí nghiệm và các phương tiện giáo dục khác thuộc phạm vi quản lý.

(Trích Nghị định 166/2004/NĐ-CP)

2.2.2. Thực trạng quản lý và khai thác thông tin ngành GD nói chung và cấp quận (huyện) nói riêng quận (huyện) nói riêng

2.2.2.1. Thực trạng quản lý và khai thác thông tin

Sau hơn 25 năm đất nước đổi mới, ngành GD-ĐT nước ta từng bước phát triển vững chắc, góp phẩn quan trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho đất nước. Ngành giáo dục đã có sự tăng trưởng cả về quy mô của bậc học, cấp học lẫn số lượng học sinh, sinh viên. Với mạng lưới trường lớp rộng khắp, tính đến năm 2006 cả nước có hơn 22 triệu học sinh, sinh viên theo học từ bậc mầm non đến đại học.

Với quy mô phát triển rộng lớn như vậy nhưng về phương diện quản lý thì hiện nay ngành giáo dục vẫn theo phương thức quản lý hành chính, chủ yếu trên giấy tờ và việc ứng dụng công nghệ thông tin là chưa nhiều. Các ứng dụng hiện có mới chỉ đơn thuần thay cho giấy tờ, chưa hỗ trợ nhiều cho việc quản lý và đặc biệt là phân tích, đánh giá. Đặc biệt, hiện nay ngành giáo dục hiện nay vẫn chưa ứng dụng GIS trong việc quản lý của ngành.

2.2.2.2. Nhu cầu quản lý và khai thác thông tin

Do những yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra trongcông tác giáo dục, việc quản lý sâu sát, khả năng khai thác thông tin một cách nhanh chóng, thường xuyên để hỗ trợ đắc lực cho việc quản lý là rất quan trọng đối với ngành giáo dục. Thêm vào đó, cơ sở dữ liệu của ngành giáo dục là rất đồ sộ, phong phú, do đó việc làm thế nào để khai thác một cách có hiệu quả là câu hỏi lớn cần giải quyết. Có thể khẳng định một điều, nhu cầu quản lý và khai thác thông tin đối với ngành giáo dục là vấn đề được đặt lên hàng đầu.

2.3. Khả năng và mục tiêu ứng dụng GIS trong quản lý giáo dục

41

Như đã nói ở trên, với tầm quan trọng của nhu cầu quản lý và khai thác thông tin của ngành giáo dục là rất lớn. Để thực hiện được điều này cần phải ngành giáo dục cần phải xây dựng được một hệ CSDL hợp lý, thống nhất. Đồng thời CSDL này phải được tích hợp trên một ứng dụng mạnh, trực quan và nhiều tiện ích để hỗ trợ tốt cho quản lý và khai thác thông tin. Chúng ta đã biết, công nghệ GIS hỗ trợ rất hiệu quả trong việc quản lý và khai thác thông tin gắn với mô hình không gian địa lý. Đồng thời các ứng dụng GIS cũng trợ giúp đắc lực cho việc phân tích, đánh giá, trợ giúp đưa ra quyết định. Cóthể nói mô hình quản lý thông tin đối tượng của GIS hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong quản lý giáo dục.

2.3.2. Mục tiêu ứng dụng GIS trong ngành giáo dục

Để đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong việc ứng dụng GIS vào quản lý, trước hết cần phải xây dựng được hệ CSDL GIS theo một chuẩn thống nhất ở cấp cơ sở, tiến tới xây dựng CSDL chuẩn cho ngành giáo dục cả nước với quy mô lớn. Đồng thời, đi kèm với việc xây dựng CSDL, cần phải xây dựng được một hệ thống quản lý quy mô có sử dụng các ứng dụng GIS để có thể từng bước tin học hoá hoàn

Một phần của tài liệu ứng dụng gis trong quản lý csdl giáo dục quận hoàng mai - hà nội luận văn ths. bản đồ viễn thám và hệ thông tin địa lý (Trang 34 - 97)