Tiêu chuẩn xây trường mầm non

Một phần của tài liệu ứng dụng gis trong quản lý csdl giáo dục quận hoàng mai - hà nội luận văn ths. bản đồ viễn thám và hệ thông tin địa lý (Trang 86 - 97)

5. Cấu trúc luận văn

3.2.4.2 Tiêu chuẩn xây trường mầm non

Việc xây dựng tất cả các trường mầm non đều tuân theo nhưng tiêu chuẩn xây dựng chặt chẽ. Các tiêu chuẩn này có thể phân ra làm 2 nhóm lớn:

- Nhóm tiêu chuẩn về khu đất xây dựng và tổ chức quy hoạch mặt bằng tổng thể.

- Nhóm tiêu chuẩn về thiết kế trang trí nội thất bên trong phòng.

Ở đây do nhấn mạnh về tính chất không gian trong bài toán phân tích để xác định khu vực đối tối ưu nên nhóm các tiêu chuẩn thứ nhất được quan tâm.

Trong đó văn bản: “Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 260: 2002” ghi rõ: lựa chọn các khu đất xây trường mầm non cần đáp ứng những tiêu chuẩn sau:

- Phù hợp với cơ cấu tổ chức quy hoạch của điểm dân cư và khả năng phát triển của tương lai.

- Cao ráo, thoáng mát, thoát nước tốt, ít tốn kém về các biện pháp xử lỹ nền móng; Thuận tiện cho việc cấp điện, nước, thông tin liên lạc từ các mạng lưới cung cấp chung của thành phố và các điểm dân cư;

- Cách xa nguồn ô nhiễm, các xí nghiệp gây nhiều độc hại, các công trình có nguy cơ gây cháy, nổ, bệnh viện, chợ, nhà ga…đáp ứng các khoảng cách ly như quy định trong tiêu chuẩn quy hoạch đô thị hiện hành.

- Thuận tiện cho việc đưa đón trẻ, tránh đặt cạnh các tuyến đường có mật độ giao thông lớn. Trường hợp phải bố trí cạnh các tuyến đường này thì khoảng cách từ mép đường đến mặt ngoài đường các phòng sinh hoạt, phòng ngủ và lớp học phải đảm bảo không nhỏ hơn 12m.

86 - Bán kính phục vụ:

Từ 500m đến 800m đối với đồng bằng.

Từ 800 đến 1000m đối với trung du và miền núi.

(Trích “Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 260: 2002”)

Bài toán sẽ được giải quyết dựa trên những thông tin có trong cơ sở dữ liệu. Trên thực tế có thể sẽ còn rất nhiều yếu tố thông tin khác nữa, chẳng hạn như mật độ dân cư, môi trường xã hội, tỉ lệ trẻ trong khu vực. Các tiêu chí phân tích đưa ra như sau:

- Cách xa các tuyến đường giao thông có mật độ cao 300m

- Không nằm trong bán kính phục vụ của trường mầm non đã được xây dựng trong phường từ 500 đến 800m.

- Các khu xây dựng không năm trong những mảnh có các mã đất theo quy định của luật đất đai năm 2003.

3.2.4.3 Quy trình thực hiện:

Hình 3.19: Sơ đồ quá trình thực hiện

Dữ liệu đường giao thông Dữ liệu trường mầm mon Dữ liệu hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng Tạo vùng đệm 300m cho các con đường có mật độ giao thông cao Tạo vùng đệm trường mầm non đã có 500m Tạo vùng đệm trường mầm non đã có 800m Mã đất có mục đích sử dụng không phù hợp Mã đất có mục đích sử dụng phù hợp Khu vực có thể xây dựng Khu vực không thể xây dựng Chồng lớp 2 khu vực Khu vực thích hợp để xây dựng trường

Dựa trên giá thành các loại đất

Phân loại các khu vực có mực độ thích

87

Việc xây dựng trường mầm non sẽ cách xa các tuyến đường giao thông có mật độ cao là 300m: dùng công cụ Buffer tạo vùng đệm bán kính 300m đối với các con đường có mật độ giao thông cao.

Bán kính phục vụ 500m đến 800m đối với đồng bằng: từ tâm khu vực trường mầm non Định Công tạo 2 vùng đệm (Buffer) với bán kính 500m và 800m. Đây là vùng mà trường mầm non hiện tại có thể giải quyết hay đáp ứng được số lượng trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo. Ngoài khu vực này là khu vực thích hợp có thể xây trường mầm non mới

.

Hình 3.20: Tạo vùng đệm giao thông và trường mầm non đã được xây dựng tại địa bàn phường

Các khu xây dựng không nằm trong những mảnh có các mã đất theo quy định của luật đất đai năm 2003. Từ bản đồ sử dụng đất phường Định Công, lọc ra các mã đất không phù hợp. Cụ thể theo bảng:

88

Bảng 3.1: Các mã đất không phù hợp cho việc xây dựng trường mầm non mới

TT

đất Tên loại đất Đặc tính

2 can Đất an ninh Đất sử dụng ổn định lâu dài, quản lý nghiêm ngặt, khó chuyển đổi.

3 cqp Đất quốc phòng Đất sử dụng ổn định lâu dài, quản lý nghiêm ngặt, khó chuyển đổi.

4 dgd Đất cơ sở giáo dục - đào tạo

Đất sử dụng ổn định lâu dài, quản lý nghiêm ngặt, khó chuyển đổi.

5 dgt Đất giao thông Đất sử dụng ổn định lâu dài. 6 dnl Đất công trình năng

lượng Đất sử dụng ổn định lâu dài.

7 dtl Đất thuỷ lợi Khó chuyển đổi, tốn kém.

8 dtt Đất cơ sở thể dục - thể

thao Đất sử dụng ổn định lâu dài.

9 dvh Đất cơ sở văn hoá Đất sử dụng ổn định lâu dài. 10 dyt Đất cơ sở y tế Đất sử dụng ổn định lâu dài. 13 ntd Đất nghĩa trang, nghĩa

địa Đất sử dụng ổn định lâu dài.

16 son Đất sông, ngòi, kênh,

rạch, suối Khó chuyển đổi, tốn kém.

17 tin Đất tín ngưỡng Đất sử dụng ổn định lâu dài. 18 ton Đất tôn giáo Đất sử dụng ổn định lâu dài.

89

90

Thực hiện chồng xếp các lớp thu được bản đồ khu vực không thích hợp để xây dựng trường.

91

92

Ngoài các khu vực trên là những khu vực có thể xây dựng trường mầm non mới. Trường mầm non mới có thể được xây dựng trên các mã đất sau:

Bảng 3.2: Các mã đất phù hợp cho việc xây dựng trường mầm non mới

TT Mã đất Tên loại đất

1 bhk Đất bằng trồng cây hàng năm khác

2 hnk Đất trồng cây hàng năm khác

3 luc Đất chuyên trồng lúa nước

4 odt Đất ở tại đô thị

5 skc Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh

Dựa trên giá thành các loại đất trên có thể chia ra làm các mức: + Khu vực thích hợp cao

+ Khu vực thích hợp trung bình + Khu vực thích hợp ít

93

94

3.3. Đề xuất hƣớng phát triển

Những kết quả đạt được trên đây mới chỉ là những phần rất nhỏ về khả năng ứng dụng của GIS trong công tác hỗ trợ quản lý không chỉ ngành cho GD-ĐT mà còn nhiều ngành khác nữa. CSDL GIS được xây dựng trong đề tài này chưa thể coi là một chuẩn tối ưu mà mới chỉ đưa ra những đề xuất ban đầu trong công tác xây dựng chuẩn CSDL GIS phục vụ cho ngành GD-ĐT. Việc xây dựng một chuẩn hoàn chỉnh, đáp ứng được những yêu cầu thực tế đặt ra là một công việc cần thiết hiện nay. Việc xây dựng một chuẩn CSDL GIS ngành hoàn chỉnh, tương thích với hệ thống CSDL GIS của các ngành khác và của quốc gia sẽ tạo điều kiện cho việc chia sẻ thông tin tốt hơn, phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý của nhà nước, tiến tới hội nhập với thế giới. Việc xây dựng chuẩn CSDL GIS ngành GD-ĐT hoàn chỉnh còn là nền tảng để phát triển các ứng dụng của khác của GIS trên nền tảng ArcIMS như WebGIS, MobileGIS… Đây cũng là những mục tiêu mà đề tài hướng tới trong tương lai.

95

KẾT LUẬN

Có thể nói việc ứng dụng GIS trong quản lý ngành giáo dục là một đề tài có tính ứng dụng cao trong thực tế. Tuy nhiên đây cũng là một đề tài rất rộng và khá là phức tạp do đặc thù việc quản lý của ngành là đa dạng về cấp học, đông về số lượng trường, thêm vào đó là khối lượng dữ liệu rất lớn, được thu thập qua nhiều năm. Chính vì vậy để xây dựng được một CSDL GIS hoàn chỉnh cho ngành GD-ĐT ở phạm vi quận huyện là một công việc đòi hỏi nhiều thời gian và kinh nghiệm.

Trong phạm vi của một luận văn tốt nghiệp, em mới chỉ xây dựng bước đầu một mô hình CSDL GIS phục vụ cho công tác quản lý của ngành GD-ĐT cấp quận huyện, dựa trên một số quy phạm của nhà nước về xây dựng CSDL GIS. Đồng thời triển khai mô hình CSDL GIS đã xây dựng trên một phần mềm GIS phổ biến để hỗ trợ công tác quản lý giáo dục ở quận Hoàng Mai. Việc ứng dụng đã đưa ra một số tính năng ưu việt của GIS trong việc hỗ trợ quản lý ngành GD-ĐT, từ đó đã phần nào minh chứng cho khả năng ứng dụng của GIS trong công tác quản lý GD-ĐT. Do điều kiện thời gian và vốn kiến thức còn hạn chế, cộng thêm kinh nghiệm thực tế còn thiếu nên luận văn chắc chắn còn nhiều điều thiếu sót, cần phải chỉnh sửa và bổ sung trong tương lai để có thể thực hiện được các yêu cầu của thực tế đề ra.

96

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1.Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Dự án chuẩn hoá hệ thống thông tin địa lý cơ sở quốc gia, Kèm theo quyết định phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

2.Bộ Tài nguyên và Môi trường, Quy định kỹ thuật thành lập bản đồ địa hình tỉ lệ 1:2000 và 1:5000 bằng cụng nghệ ảnh số, Ban hành kèm theo Quyết định số 17/2005/QĐ-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2005

3. Cục đo đạc bản đồ – Bộ Tài nguyên và môi trường, Quy chuẩn danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. (Bản dự thảo lần thứ 6)

4. Nguyễn Ngọc Thạch (2003), Giáo trình Hệ thống thông tin địa lý, Trường ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội.

5. Nguyễn Ngọc Thạch, Báo cáo xây dựng CSDL GIS phục vụ quản lý thuỷ sản, Dự án SUMMA, Bộ NN&PTNT

Tiếng Anh

6. Burrough P.A. (1986) Principles of Geographical Information Systems for Land Resources assessment, Clarendon Press. Oxford.

7. ESRI. Using ArcMap, ArcGIS Manual. 8. Các trang Web:

- http://www.hoangmai.hanoi.gov.vn - http://www.nea.gov.vn/

Một phần của tài liệu ứng dụng gis trong quản lý csdl giáo dục quận hoàng mai - hà nội luận văn ths. bản đồ viễn thám và hệ thông tin địa lý (Trang 86 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)