Đặc điểm phân bố không gian của rừng ngập mặn

Một phần của tài liệu so sánh khả năng ứng dụng của ảnh spot và landsat để thành lập bản đồ lớp phủ vùng ngập nước khu vực vân đồn, tỉnh quảng ninh luận văn ths. bản đồ viễn thám và hệ thông tin địa lý (Trang 38 - 39)

Có thế thấy các quần xã thực vật ở đây phân bố ở 3 khu vực chính: khu vực ven các bờ đê và bờ đầm; khu vực trong các đầm nuôi thủy sản; khu vực các bãi triều nơi tập trung của quần xã rừng ngập mặn.

2.2.2.1. Hệ sinh thái chịu tác động của thủy triều lên xuống:

Các kiểu quần xã trong khu vực này tạo nên một hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc trưng cho khu vực với các chức năng phòng hộ, bảo vệ đới bờ, cố định phù sa từ các cửa sông trong vùng. Bên cạnh đó với đặc điểm sinh thái học của các loài thực vật ngập mặn thực thụ cũng như các loài thực vật tham gia vào rừng ngập mặn là mọc tập trung, hệ rễ chống của các nhóm loài thuộc họ Đước (Rhizophoraceae), cung cấp lượng mùn bã hữu cơ do lượng lá rụng xuống, tạo nên một sinh cảnh sống cũng như nguồn thức ăn cho các loài sinh vật khác đến cư trú cũng như sinh sản góp phần làm tăng thêm giá trị đa dạng sinh học cũng như các giá trị nguồn lợi thủy sinh khác.

2.2.2.2. Hệ sinh thái trong các đầm nuôi thủy sản:

Có kiểu quần xã rừng ngập mặn tự nhiên khác, nhưng thường xuyên chịu tác động của con người. Do việc đắp và giữ nước ngập thường xuyên trong các khu vực nuôi trồng thủy sản, làm cho kiểu quần xã này suy giảm nghiêm trọng về mức độ đa dạng về loài. Mặc dù các loài cây sống trong khu vực các đầm nuôi thủy sản vẫn sinh trưởng và phát triển nhưng khả năng tái sinh tự nhiên là rất yếu, nhất là ở những đầm có độ ngập cao, hầu như không có cây con tái sinh.

2.2.2.3. Hệ sinh thái trên vùng đất cao không hoặc ít chịu tác động của thủy triều

Ở những vùng đê cao, nơi hầu như không chịu tác động của thủy triều là nơi tập trung của nhóm quần xã này. Kiểu quần xã này có vai trò bảo vệ chống xói mòn đất ven đê và cản gió, bảo vệ cho các khu vực nuôi trồng thủy sản phía sâu hơn. Mật độ của các loài thực vật trong kiểu thảm này không tập trung. Các loài mọc rải

rác tạo thành các vệt bám theo triền đê, bờ đầm. chiều cao trung bình của nhóm cây gỗ như Giá, Tra làm chiếu từ 2-5 m. Nhóm cây bụi như Ráng biển (Acrostichum aureum L), Ngọc nữ biển (Clerodendrum inerme), Dứa dại (Pandanus tectorius),... 0,5 – 1,5 m.

Hình 2.3: Quần xã thực vật tham gia RNM trên thể nền cao, ít chịu tác động của thủy triều

2.2.3. Cấu trúc của các quần xã RNM đặc trưng

Một phần của tài liệu so sánh khả năng ứng dụng của ảnh spot và landsat để thành lập bản đồ lớp phủ vùng ngập nước khu vực vân đồn, tỉnh quảng ninh luận văn ths. bản đồ viễn thám và hệ thông tin địa lý (Trang 38 - 39)