Các loại khoáng sản chín hở Việt Nam

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (Trang 30 - 31)

II. Tình hình sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

2.5.2.Các loại khoáng sản chín hở Việt Nam

Một số loại khoáng sản chính của Việt Nam:

• Quặng sắt: trữ lượng gần 1800 triệu tấn, phân bố rải rác từ Bắc Bộ đến Nam Trung Bộ. Mỏ sắt lớn nhất ở Việt Nam là mỏ Thạch Khê (Hà Tĩnh), trữ lượng ước tính trên 500 triệu tấn

• Quặng đồng: trữ lượng trên 1 triệu tấn. Các mỏ lớn ở Việt Nam là mỏ đồng Sinh Quyền (Lào Cai) và mỏ Tạ Khoa (Sơn La)

• Quặng nhôm (Quặng bauxit): chủ yếu ở Tây Nguyên, ước tính trữ lượng tới 4 tỷ tấn. Ngoài ra còn có ở Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

• Quặng thiếc: Trữ lượng tới 70 nghìn tấn, các mỏ lớn ở Cao Bằng, Tuyên Quang, Lâm Đồng, Hà Tĩnh

• Quặng crôm: Trữ lượng 10 triệu tấn, lớn nhất là mỏ crôm Cổ Định (Thanh Hoá)

• Quặng titan: Phân bố chủ yếu ở ven biển miền Trung Việt Nam

• Các quặng kim loại khác như: vàng, chì, kẽm, mangan, niken, đất hiếm, phân bố rải rác nhiều nơi như: mỏ chì kẽm Chợ Đồn, chợ Điền Việt Bắc; mỏ mangan Cao Bằng; mỏ niken ở Sơn La; mỏ vàng ở Bồng Miêu (Quảng Nam); mỏ vàng ở Bắc Lạng (Bắc Cạn) và các mỏ có trữ lượng hàng chục đến hàng trăm tấn ở Trung Bộ

• Quặng apatit (làm phân bón): trữ lượng trên 1 tỷ tấn, mỏ lớn nhất là mỏ ở Cau Đường (Lào Cai), mỏ Quỳ Châu (nghệ An)

• Đá vôi: Trữ lượng rất lớn, các dãy núi đá vôi phân bố nhiều ở Bắc, Trung Bộ và Kiên Giang. Trữ lượng được đánh giá trên 10 tỷ tấn

• Đá quý: mỏ rubi ở Quỳ Hợp (Nghệ An) và mỏ rubi, saphia Lục Yên (Yên Bái)

• Dầu mỏ, khí đốt: Trữ lượng dầu mỏ được thăm dò tới hàng trăm triệu tấn, chủ yếu ở phần thềm lục địa phía Nam Việt Nam như các mỏ Bạch Hổ, Đại Hùng, Rồng, Nam Côn Sơn, bể Cửu Long … Ngoài ra còn có nhiều mỏ khí đốt ở đồng bằng Bắc Bộ

• Than đá: Trữ lượng 3,5 tỷ tấn tập trung ở vùng Quảng Ninh

• Than nâu: Trữ lượng hàng trăm tỷ tấn tập trung ở vùng đồng bằng Bắc Bộ

• Nước ngầm dưới đất: Trữ lượng 130 triệu mét khối nước/ngày

Nguồn lợi từ khai thác và chế biến tài nguyên khoáng sản

Bảng 9. Giá trị sản xuất công nghiệp khoáng sản

STT Ngành sản xuất 1995 1996 1997 1998

1 Khai thác than 1677,2 1929,8 2229,1 2209,8 2 Khai thác dầu khí 10844,6 12466,9 14238,6 17641,6 3 Quặng kim loại 236,1 282,5 172,3 110,7 4 Đá và các mỏ khác 1161,8 1288,4 1673,7 1696,4 5 Than cốc, dầu mỏ 343,2 208,7 83,5 86,0 6 Sản phẩm khoáng sản phi kim

loại

9200 10120 12222,8 13934,0 7 Sản xuất sản phẩm kim loại 3428,0 4085,9 3999,8 4239,8 8 Tổng 26890,9 30382,2 34619,8 39918,3 9 Các ngành công nghiệp trong

cả nước 103374,7 118096, 6 134419,7 150684,6 10 Tỷ lệ ngành khoáng sản/công nghiệp, % 26,00 26,00 26,00 26,00 Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú với gần 5.000 mỏ và điểm quặng của khoảng 60 loại khoáng sản khác nhau. nhưng phần lớn là mỏ nhỏ, phân tán nên khó khăn trong quản lí khai thác.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (Trang 30 - 31)