II. Tình hình sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
2.4.2. Tài nguyên sinh học trên thế giới
Tài nguyên sinh học hay đa dạng sinh học là tất cả các loài động vật, thực vật và vi sinh vật sống hoang dại, tự nhiên trong rừng, trong đất và trong các vực nước. Sự phát sinh và phát triển của chúng trên trái đất đã đóng góp cho sự tiến hóa của sinh quyển, đồng thời lại là nguồn sống của con người.
Theo tài liệu mới nhất thì chúng ta đã biết và mô tả 1,74 triệu loài và dự đoán số loài có thể lên đến 14 triệu loài. Trong số 1,7 triệu loài đã
mô tả có 4.000 loài vi khuẩn, 80.000 loài nhân thật (Protista gồm động vật nguyên sinh, tảo), 1.320.000 loài động vật, 70.000 loài nấm và 270.000 loài thực vật.
Đa dạng loài lớn nhất là ở vùng rừng nhiệt đới. Mặc dù rừng nhiệt đới chỉ chiếm 7% diện tích mặt đất và khoảng 2% diện tích bề mặt hành tinh, chúng chứa hơn 1/2 loài trên thế giới.
Bảng 8. Bảng số liệu tài nguyên sinh học thế giới
Nhóm ngành Số loài mô tả Số loài dự đoán
Vi khuẩn 4.000 1.000.000 Protista 80.000 600.000 Động vật 1.320.000 10.600.000 Nấm 70.000 1.500.000 Thực vật 270.000 300.000 Tổng 1.744.000 14.000.000
2.4.3. Bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học [9]
- Ban hành Nghi ̣ đi ̣nh quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành mô ̣t số điều của Luật Đa dạng sinh học; Xây dựng và trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn kỹ thuật về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học trong khuôn khổ của Luâ ̣t Đa da ̣ng sinh ho ̣c;
- Giới thiệu, tập huấn cho các cán bộ liên quan từ Trung ương đến địa phương về nội dung của Luật, các văn bản hướng dẫn thi hành và cách thức tổ chức thực hiện;
- Tuyên truyền, phổ biến về nội dung của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành cho cộng đồng;
- Tăng cường năng lực quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước về đa dạng sinh học từ Trung ương đến địa phương;
- Nâng cao nhận thức và hình thành ý thức trách nhiệm về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học cho cộng đồng.
2.5. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên khoáng sản.