II. Tình hình sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
2.4.1. Tài nguyên sinh học ở Việt Nam
Nước ta rất phong phú và đa dạng động thực vật hoang dã đặc trưng cho vùng nhiệt đới gió mùa. Theo các tài liệu đã công bố, hệ thực vật nước ta gồm khoảng 10.084 loài thực vật bậc cao có mạch, khoảng 800 loài rêu và 600 loài nấm, trong đó có tới 2.300 loài đã được nhân dân sử dụng làm lương thực,
thực phẩm, dược phẩm, làm thức ăn gia súc, lấy gỗ, tinh dầu, các nguyên vật liệu khác hay làm củi đun.
Hệ thực vật Việt Nam có độ đặc hữu cao. Phần lớn số loài đặc hữu này (10%) tập trung ở bốn khu vực chính: khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn ở phía Bắc, khu vực núi cao Ngọc Linh ở miền Trung, cao nguyên Lâm Viên ở phía Nam và khu vực rừng mưa ở Bắc Trung Bộ.
Tình trạng hiện nay của một số loài gỗ quí như Gõ đỏ, Gụ mật, nhiều loài cây làm thuốc như Hoàng Liên chân gà, Ba kích,...
Thậm chí có nhiều loài đã trở nên rất hiếm hay có nguy cơ tuyệt chủng như Hoàng đàn, Cẩm lai, Pơ mu,...
Khu hệ động vật cũng hết sức phong phú. Hiện đã thống kê được 275 loài và phân loài thú, 828 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài ếch nhái, khoảng 500 loài cá nước ngọt và 2.000 loài cá biển và hàng vạn loài động vật không xương sống ở cạn, ở biển và nước ngọt.
Bảng 7. Sự đa dạng thành phần loài và sự suy giảm số lượng loài thực vật, động vật
Động vật giới Việt Nam có nhiều loài là đặc hữu: hơn 100 loài và phân loài chim và 78 loài và phân loài thú là đặc hữu. Có rất nhiều loài động vật có giá trị thực tiễn cao và nhiều loài có ý nghĩa lớn về bảo vệ như voi, Tê giác, Bò rừng, Hổ, Báo, Voọc vá, Voọc xám, Trĩ, Sếu, Cò quắm.
Trong vùng phụ Đông Dương (phân vùng theo địa lý động vật) có 21 loài khỉ thì ở Việt Nam có 15 loài, trong đó có 7 loài đặc hữu của vùng phụ này. Có 49 loài chim đặc hữu cho vùng phụ thì ở Việt Nam có 33 loài, trong đó có 11 loài là đặc hữu của Việt Nam; trong khi Miến Điện, Thái Lan, Mã
Thực vật Thú Chim Bò sát, lưỡng cư Cá Nước ngọt Nước mặn Số lượng loài đã biết 14.500 300 830 400 550 2000 Số lượng loài bị mất
dần
500 96 57 62 90
Trong đó, số lượng loài có nguy cơ tuyệt chủng
Lai, Hải Nam mỗi nơi chỉ có 2 loài, Lào 1 loài và Campuchia không có loài đặc hữu nào.