Các giải pháp về xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm, kiện toàn bộ máy

Một phần của tài liệu cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai ở huyện đông anh, hà nội (Trang 79 - 94)

toàn bộ máy cung ứng thủ tục hành chính

- Tập hợp ý kiến góp ý của đông đảo tầng lớp nhân dân, các tổ chức trong Huyện nhằm triển khai có hiệu quả luật đất đai 2003 vừa được Quốc hội khóa XIII thông qua; kiến nghị để sớm hoàn thiện Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, cần kiến nghị tích hợp và đồng thời luật hóa bộ công cụ đánh giá tác động pháp luật (RIA) và công cụ đánh giá TTHC trong quản lý đất đai. Đổi mới việc thực hiện cơ chế phản biện xã hội, tránh bệnh hình thức như hiện nay bằng cách quy định việc lấy ý kiến của người dân, doanh nghiệp, đối tượng tác động khi ban hành TTHC trong quản lý đất đai là bắt buộc và cần thể hiện nội dung này trong hồ sơ thẩm định.

- Hoàn thiện bộ máy thực hiện thủ tục hành chính cung cấp dịch vụ công trong quản lý đất đai theo hướng kiện toàn Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan này và hoạt động theo hướng tách ra khỏi phòng TN-MT là cơ quan quản lý nhà nước về đất đai. Văn phòng đăng ký QSD đất cấp huyện không trực thuộc phòng TN-MT mà hoạt động độc lập theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu; Phòng TNMT chỉ làm công tác thẩm định hồ sơ do Văn phòng đăng ký QSD đất trình lên trước khi trình UBND huyện ký, không trực tiếp cung ứng TTHC như hiện

công việc tiếp dân, sự vụ, việc kiểm tra, kiểm soát được thực hiện một cách toàn diện, bao quát, đảm bảo chính xác và quản lý chặt chẽ hơn.

- Tiếp tục triển khai và thực hiện tốt Nghị định 63/2010/NĐ-CP, ngày 8/6/2010 về kiểm soát TTHC; Chương trình 08-CTr/TU ngày 18/10/2011 của Thành ủy Hà Nội về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm và chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2011 – 2015; Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 14/3/2013 của UBND huyện về việc rà soát quy định, thủ tục hành chính gắn với rà soát chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban, đơn vị thuộc UBND huyện. Trong đó, trọng tâm là cần kiện toàn bộ máy thực hiện cải cách TTHC theo hướng bố trí cán bộ làm chuyên trách kiểm soát TTHC chứ không kiêm nhiệm như hiện nay; điều chuyển cán bộ chi cục thuế, kho bạc nhà nước huyện (mỗi đơn vị một cán bộ) về trực tiếp làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính huyện nhằm thuận lợi hơn cho tổ chức, công dân đến giao dịch về TTHC. Đảm bảo đội ngũ cán bộ làm công tác cải cách TTHC có phẩm chất chính trị vững vàng, chuyên môn sâu, trách nhiệm cao trong công việc được giao. Đồng thời kiến nghị với cấp trên về sự tham gia kiểm soát TTHC của người dân nhằm góp phần nâng cao chất lượng của các quy định TTHC trong quản lý đất đai, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu chất lượng giải quyết TTHC trên tinh thần cải cách.

- Kiến nghị Bộ Nội vụ phối, kết hợp với Sở nội vụ, các cơ quan liên quan khẩn trương công bố Chỉ số cải cách TTHC. Để Huyện làm căn cứ thực hiện đánh giá thông qua các chỉ số cải cách TTHC một cách thực chất, khách quan.

3.2.2. Các giải pháp về giải quyết và thực hiện thủ tục hành chính

Thứ nhất, Công bố công khai và triệt để thực hiện bộ TTHC được ban hành tại các 4045/QĐ-UBND ngày 31/8/2010 của UBND Thành Phố đối với cấp huyện về tên gọi TTHC, hồ sơ, quy trình, tiếp nhận; thụ lý; thời gian, lệ phí, căn cứ pháp lý.

- Cần nhân rộng cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại tại Huyện và 24 đơn vị xã, thị trấn. Trong đó, bộ phận một cửa có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của tổ chức và công dân đến giao dịch; đôn đốc và trả kết quả đã giải quyết của các phòng, ban chuyên môn cho tổ chức và công dân; kiểm tra các phòng, ban chuyên môn giải quyết theo đúng tiến độ, thời gian quy định. Đổi mới phương pháp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn VN ISO 9001:2008 đối với các cơ quan hành chính nhà nước từ Huyện đến cơ sở, không để tồn tại một cơ quan hai hệ thống quản lý (vừa quản lý thủ công, vừa quản lý theo ISO một cách hình thức). Cụ thể:

Huyện cần nâng cấp và bổ sung các phương tiện làm việc của cán bộ, công chức gồm bàn giao dịch, tủ đựng hồ sơ, tài liệu; bàn để công dân làm giấy tờ, ghế ngồi chờ kết quả giải quyết của công dân. Đầu tư nâng cấp hệ thống trang, thiết bị để ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết công việc như: máy vi tính, máy photo; máy xếp hàng tự động; bảng điện tử tra cứu, hướng dẫn thủ tục hồ sơ; hệ thống quét mã vạch kiểm tra kết quả giải quyết hồ sơ; hệ thống máy tính nối mạng sử dụng các phần mềm tác nghiệp được chuẩn hóa bằng các quy trình ISO 9001:2008 mà huyện đã xây dựng và đang thực hiện; Hệ thống camera bao gồm: máy thu hình, âm thanh để hướng dẫn công dân và kiểm soát lãnh đạo đối với hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công vụ.

Kinh nghiệm cho thấy, việc giao cho các cơ quan chuyên môn (chủ yếu là các phòng, ban chức năng) xác định thường đem lại kết quả khoảng 20-40%. Trong khi đó, việc giao cho một cơ quan độc lập xác định đem lại kết quả đến 60-80% [28].

Thứ ba, cần đẩy mạnh kế hoạch của Thành phố về xây dựng cơ quan điện tử với mục tiêu xây dựng bộ máy hành chính hoạt động theo nhu cầu, với các đặc điểm cơ bản sau: Đáp ứng nhanh với các yêu cầu hiện tại và tương lai của công dân và tổ chức mọi lúc, mọi nơi; Chỉ tập trung vào các hoạt động, mà các cơ quan hành chính nhà nước nên làm và làm tốt (các thủ tục con trong TTHC mẹ có thể uỷ quyền cho khu vực tư thực hiện như chứng thực bản sao...). Thực hiện giao dịch điện tử rộng rãi và phổ biến với việc cung ứng dịch vụ công mức độ 3, tức là đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin về thủ tục hành chính và các văn bản có liên quan quy định về thủ tục hành chính đó, cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Đồng thời, cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

Thứ tư, đổi mới tư duy nhận thức, nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức trong công tác cải cách TTHC trong quản lý đất đai, thông qua việc tập huấn và đào tạo kiến thức về pháp lý và chuyên ngành quản lý đất đai, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất... Cần quán triệt toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, tinh thần của cải cách TTHC trong quản lý đất đai là việc nâng cao ý thức, trách nhiệm phục vụ, cũng như văn hóa ứng xử đối với nhân dân ngày một tốt hơn. Có như vậy mới duy trì được nếp sống văn hóa ở

công sở nói chung và đáp ứng được sự mong mỏi của người dân khi đến các cơ quan công quyền nói riêng.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp này, trước mắt sẽ giúp cho Huyện hoàn thành được công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận cho toàn bộ các thửa đất thuộc địa bàn quản lý theo chỉ đạo của Thành phố, về lâu dài sẽ nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai, làm ổn định tình hình kinh tế chính trị xã hội và cuộc sống của người sử dụng đất.

3.2.3. Giải pháp về thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện thủ tục hành chính

-Thứ nhất, cần ban hành chế tài để ngăn chặn những hành vi tiêu cực của cán bộ hành chính có hành vi tiêu cực, như: giải quyết công việc chậm trễ, sách nhiễu, tiêu cực…Thực hiện thanh tra kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất quá trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC lĩnh vực đất đai; Tăng cường vai trò giám sát của Mặt trận tổ quốc trong việc thực hiện cải cách TTHC trong quản lý đất đai thông qua phiếu điều tra đối với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu giải quyết TTHC về đất đai tại UBND cấp huyện cũng như cấp xã trên địa bàn. Kiên quyết xử lý các vi phạm trong quản lý đất đai để tăng cường pháp chế, thi hành nghiêm luật đất đai đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và đối với cả cán bộ công chức trong bộ máy quản lý, làm trong sạch bộ máy quản lý đất đai.

Thứ hai, Triển khai hệ thống đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi giải quyết TTHC tại Huyện và các xã, thị trấn tự động bằng hệ thống CNTT. Với hệ thống này, sau khi nhận kết quả giải quyết TTHC người dân được yêu cầu thực hiện đánh giá chất lượng dịch vụ của huyện thông qua việc nhấn vào nút tương ứng là hài lòng hay không hài lòng được hiển thị trên màn hình cảm

về mức độ hài lòng thì hồ sơ mới được coi là đủ điều kiện gaiir quyết xong và đóng lại trên hệ thống CNTT. Đây là biện pháp để tăng cường và đi vào thực chất đảm bảo sự tham gia của nhân dân trong việc giám sát, đánh giá chất lượng, hiệu quả cải cách TTHC trong quản lý đất đai.

Thứ ba, về phía người dân cũng cần phải chủ động đấu tranh với các hành vi tiêu cực nhằm làm trong sạch đội ngũ cán bộ, công chức, góp phần cải cách TTHC được thông suốt. Khi đến với chính quyền địa phương, người dân cũng phải có “tâm thế như một khách hàng” để được phục vụ và công chức là những người phục vụ họ. Việc triển khai cung cấp các TTHC trong quả lý đất đai theo mô hình “một cửa điện tử” với các dịch vụ công được cung cấp qua mạng hiện nay là một giải pháp khá toàn diện giúp người dân trở thành khách hàng khi giao dịch với chính quyền./.

KẾT LUẬN

Thực hiện đường lối đổi mới, Đảng và nhà nước ta đã luôn xác định cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong sự nghiệp cải cách thủ tục hành chính phát triển đất nước. Ở nước ta, trong những năm đổi mới, do hậu quả của cơ chế quan liêu bao cấp, sự buông lỏng trong quản lý của nhiều cấp chính quyền nên công tác quản lý và sử dụng đất đai vẫn còn nhiều yếu kém mà cụ thể là tình trạng lấn chiếm đất đai vẫn xảy ra thường xuyên, mua bán đất đai diễn ra dưới hình thức trao tay vẫn còn phổ biến mà nguyên nhân sâu xa của nó là những bất cập trong chính sách, rườm rà, khó thực hiện của thủ tục hành chính lĩnh vực quản lý đất đai.

Trước tình hình đó, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu về cải cách TTHC trong quản lý đất đai, một vấn đề đang rất “nóng” hiện nay. Qua nghiên cứu, luận văn đã khái quát được những vấn đề lý luận về cải cách TTHC và việc thực hiện cải cách TTHC trong quản lý đất đai ở cấp huyện, cụ thể là tại Uỷ ban nhân dân huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Nêu và phân tích các nội dung của cải cách TTHC trong quản lý đất đai và một số bài học rút ra từ kinh nghiệm cải cách của một số nước trên thế giới. Luận văn cũng đã phân tích, đánh giá khái quát thực trạng cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai ở huyện Đông Anh, Hà Nội giai đoạn 2006 – 2012, trong đó phân tích rõ các thành tựu và hạn chế trong việc cải cách thủ tục hành chính lĩnh vực quản lý đất đai; Trên cơ sở các định hướng về công tác cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai trong những năm tới, tác giả đã đề xuất ba nhóm giải pháp đẩy mạnh CCTTHC trong quản lý đất đai tại huyện Đông Anh, đó là: hoàn thiện cơ chế chính sách, tổ chức bộ máy; thực hiện giải quyết thủ tục hành chính; thanh tra, kiểm tra giám sát thực hiện thủ tục hành

chính với mười một giải pháp cụ thể nhằm góp phần thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai huyện Đông Anh giai đoạn 2013 -2020.

Tuy nhiên CCHC nói chung và cải cách TTHC trong quản lý đất đai nói riêng là vấn đề rộng, phức tạp. Với giới hạn dung lượng của một luận văn thạc sỹ, còn một số khía cạnh của CCHC, cải cách TTHC trong quản lý đất đai như vấn đề về sở hữu đất đai, sở hữu nhà, các yếu tố về cơ cấu tổ chức bộ máy ngành TN-MT, việc đề xuất mô hình cung ứng dịch vụ công trong đó có TTHC về quản lý đất đai… cần được nghiên cứu sâu hơn ở những công trình sau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TIẾNG VIỆT

1. Bộ Nội vụ (2013), Báo cáo của Bộ Nội vụ trong Hội nghị trực tuyến toàn quốc về đẩy mạnh cải cách hành chính và cải cách chế độ công vụ, công chức ngày 26/7/2013, Hà Nội.

2. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 24/10/2004 quy định về việc thi hành Luật đất đai 2003, Hà Nội.

3. Chính phủ (2011), Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể CCHC Nhà Nước giai đoạn 2011 – 2020, Hà Nội.

4. Đảng cộng sản Việt Nam ( 2005), “ Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 20 năm đổi mới ( 1986 – 2006)”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Học viện hành chính Quốc Gia (2006), Giáo trình kỹ năng, nghiệp vụ quản lý hành chính Nhà nước, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

6. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc Gia (2011), Giáo trình khoa học quản lý, Nxb Chính trị, hành chính, Hà Nội.

7. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc Gia (2011), Giáo trình Xã hội học trong Quản lý, Nxb Chính trị, hành chính, Hà Nội.

8. Học viện hành chính Quốc gia (2007), Giáo trình hành chính công, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

9. Nguyễn Ngọc Hiến ( 2001), Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Mai Hữu Khuê, Bùi Văn Nhơn (1995), “ Một số vấn đề về cải cách thủ tục hành chính”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật đất đai 2003, Hà Nội.

12. Nguyễn Văn Sửu (2010), Đổi mới chính sách đất đai ở Việt Nam – Từ lí thuyết đến thực tiễn , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Thành Ủy Hà Nội (2011), Chương trình 08/Ctr-TU ngày 18/10/2011 về đẩy mạnh CCHC, nâng cao trách nhiệm và chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2011-2015, Hà Nội.

14. Thủ tướng Chính phủ (2001) Quyết định số 136/2001/QĐ - TTg ngày 17/9/2001 về việc ban hành phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà Nướcgiai đoạn 2001 – 2010, Hà Nội.

15. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định 181/2003/QĐ - TTg về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “ Một cửa” tại cơ quan hành chính Nhà

Một phần của tài liệu cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai ở huyện đông anh, hà nội (Trang 79 - 94)