Xu thế cải cách hành chính trên thế giới :

Một phần của tài liệu cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai ở huyện đông anh, hà nội (Trang 71 - 94)

Bước sang thế kỷ 21, thế giới phải đối diện với nhiều thách thức hơn, các yếu tố môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động đến từng quốc gia và cả ở phạm vi khu vực và quốc tế nhanh hơn, mạnh hơn, khó dự đoán hơn. Thủ tục hành chính công ở nhiều nước ngày càng phải giải quyết nhiều vấn đề phức tạp hơn của đời sống xã hội diễn ra không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn ở phạm vi quốc tế. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế diễn ra trên quy mô toàn cầu trong những năm qua tác động không nhỏ tới nền kinh tế của các quốc gia. Đây cũng là thách thức đối với Chính phủ ở nhiều nước và để vượt qua được thách thức đó đòi hỏi hành chính công nói chung và thủ tục hành chính nói riêng ở các nước phải thay đổi mạnh hơn và theo hướng tích cực hơn nữa. Trong thực tế, những thay đổi đó đang diễn ra theo nhiều xu hướng khác nhau và các xu hướng này thường được diễn ra đan xen và kết hợp với nhau nhằm đạt được hiệu quả cao hơn. Có thể khái quát một số xu hướng cơ bản như sau:

- Thứ nhất là: Thay đổi về thể chế của hành chính công

Thể chế hành chính công bao gồm các văn bản luật, thủ tục hành chính và thiết chế tổ chức, làm cơ sở để điều chỉnh hành vi của công chức nói riêng và công dân nói chung. Cải cách thể chế và các quy định của pháp luật nhằm tạo điều kiện cho các nhà quản lý chủ động và linh hoạt hơn trong quản lý

thực thi công vụ dựa vào nhu cầu của công dân, tăng cường sự tham gia của nhân dân... Xu hướng cải cách này cũng nhằm loại bỏ những cản trở trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, do đó hiệu quả hoạt động sẽ được cải thiện. Thể chế còn bao gồm những thủ tục hành chính cơ bản điều chỉnh hoạt động công vụ, tài chính và ngân sách. Cải cách thể chế cho phép các nhà quản lý linh hoạt hơn trong hoạt động quản lý của mình dựa vào những thủ tục hoạt động và cách thức cung cấp dịch vụ công phù hợp, hiệu quả hơn. Với cải cách này, các nhà quản lý được tăng cường trách nhiệm trong thực thi công vụ. Tính chủ động, linh hoạt của các nhà quản lý được tăng lên nhờ sự nới lỏng kiểm soát của các cơ quan trung ương đối với các nguồn lực đầu vào (đặc biệt là nguồn nhân lực và tài chính) và các thủ tục hoạt động và nhờ vào việc quản lý dựa vào mục tiêu. Các mục tiêu được xác định rõ ràng, các nhà quản lý được trao trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm tổ chức để chủ động thực hiện mục tiêu.

- Thứ hai là: Sử dụng hệ thống quản lý thực hiện công việc theo định hướng kết quả

Để quản lý theo định hướng kết quả, các cơ quan hành chính nhà nước phải phát triển các kế hoạch chiến lược để gắn kết mục tiêu phát triển của tổ chức với kết quả hoạt động của tổ chức. Cách thức quản lý tập trung vào “thực hiện công việc” và “kết quả công việc” khiến cho các nhà hoạch định chính sách thay đổi từ việc quan tâm tới vấn đề quy trình “quyết định được làm như thế nào” sang kết quả và từ việc quan tâm xem bộ máy hành chính nhà nước chi tiêu như thế nào sang quan tâm tới vấn đề bộ máy hành chính nhà nước làm được những gì. Các nhà quản lý có trách nhiệm đối với kết quả hoạt động của tổ chức. Sự cống hiến của họ được thừa nhận và khen thưởng xứng đáng. Họ cũng được trao quyền chủ động và linh hoạt hơn trong quá

quả đòi hỏi phải có sự thay đổi tư duy và thái độ của các nhà quản lý và lãnh đạo, từ việc tập trung xem “có đạt được mục tiêu hay không” sang xem xét “đạt mục tiêu đó bằng cách nào”. Các nhà quản lý ngoài việc quan tâm đến mục đích, mục tiêu, các chiến lược và biện pháp thực hiện còn phải chú ý đến phản hồi của các nhóm khác nhau để kịp thời điều chỉnh. Các thành viên của tổ chức có vai trò quan trọng trong việc đánh giá các kết quả đạt được của tổ chức cũng như trong việc đề xuất các giải pháp để đạt được mục tiêu.

- Thứ ba là: Áp dụng các yếu tố của thị trường trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước

Theo xu hướng này, nhiều yếu tố của thị trường như cạnh tranh, đa dạng hoá sự lựa chọn, tạo động lực thông qua các biện pháp mang tính thị trường được áp dụng trong xây dựng TTHC và cung cấp dịch vụ công. Tăng cường sử dụng các nguồn lực từ bên ngoài, thông qua mối quan hệ ngày càng chặt chẽ với khu vực tư nhân (ví dụ hợp đồng cung cấp dịch vụ với các tổ chức tư nhân) cũng được quan tâm. Nhiều nước đặt mục tiêu xây dựng một chính phủ giống với doanh nghiệp (business-like government).

- Thứ tư là: Xây dựng một bộ máy hành chính hoạt động theo nhu cầu

Xu hướng chung là các nước đều đặt mục tiêu xây dựng một bộ máy hành chính với các đặc điểm cơ bản sau: Đáp ứng nhanh với các yêu cầu hiện tại và tương lai của công dân và tổ chức; Chỉ tập trung vào các hoạt động mà các cơ quan hành chính nhà nước nên làm và làm tốt; Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ hiện đại vào quản lý hành chính nhằm thúc đẩy sự hợp tác và cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của xã hội. Áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước làm thay đổi cách thức hoạt động của chính phủ, vừa đáp ứng được nhu cầu phục vụ ngày càng cao của xã hội, vừa giúp giảm chi

phí hoạt động; góp phần cải thiện hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong nền hành chính.

- Thứ năm là: Tăng cường sự tham gia của nhân dân

Thực tế cải cách của nhiều nước cho thấy, gia tăng sự tham gia của nhân dân vào hoạt động quản lý hành chính, cung cấp dịch vụ công đem lại nhiều lợi ích. Thứ nhất, các quyết định và chính sách của nhà nước được ban hành sát với thực tế hơn nên hiệu quả và hiệu lực được cải thiện hơn. Thứ hai, thông qua sự tham gia vào hoạt động quản lý của nhà nước, lòng tin của nhân dân đối với nhà nước được tăng lên. Theo hướng này, sự thay đổi của hành chính công ở nhiều nước thường tập trung vào: 1) tạo điều kiện để công dân và tổ chức tiếp cận các thông tin về hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước một cách dễ dàng, chính xác và kịp thời hơn. Đây cũng chính là cơ sở đảm bảo tính minh bạch của nền hành chính; 2) gia tăng trách nhiệm trong hoạt động cung cấp dịch vụ công và đa dạng hoá các hình thức phản hồi của các tổ chức và công dân đối với các dịch vụ công; 3) đề cao vai trò quan trọng của công dân trong đánh giá hoạt động của nhà nước. Công dân cần phải được tham gia xây dựng và phát triển các tiêu chí đánh giá hoạt động của các cơ quan nhà nước (nhưng cần lưu ý rằng các quan điểm của công chúng đối với việc cung cấp các dịch vụ công chỉ là một yếu tố trong đánh giá, bên cạnh nhiều yếu tố khác); 4) tăng cường sự tham gia của nhân dân trong hoạch định chính sách và ra các quyết định.

- Thứ sáu là: Sử dụng các mối quan hệ hợp tác hơn là cơ cấu thứ bậc trong hoạt động hành chính

Ngày nay các vấn đề của xã hội ngày càng trở nên phức tạp và để giải quyết các vấn đề phức tạp đó một cơ quan, tổ chức đơn lẻ không thể làm được mà cần phải có sự tham gia và phối hợp của nhiều cơ quan, tổ chức khác

nhau. Chính vì vậy, nhiều chính phủ trên thế giới đang cố gắng tạo dựng các mối quan hệ hợp tác có hiệu quả giữa các tổ chức hành chính nhà nước, giữa trung ương với địa phương, giữa các cấp hành chính địa phương khác nhau, giữa các tổ chức hành chính nhà nước với các tổ chức xã hội, giữa các tổ chức trong khu vực công và các tổ chức trong khu vực tư.

3.1.2.Chƣơng trình tổng thể cải cách nền hành chính nhà nƣớc đến 2020

Theo Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020, trọng tâm cải cách hành chính trong giai đoạn 10 năm tới là: “Cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lương; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công.

Tiếp tục đổi mới thể chế về doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là xác định rõ vai trò quản lý của Nhà nước với vai trò chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước; tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước với chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước; hoàn thiện thể chế về tổ chức và kinh doanh vốn nhà nước.

Bên cạnh đó, xây dựng, hoàn thiện quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân, trọng tâm là bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, lấy ý kiến của nhân dân trước khi quyết định các chủ trương, chính sách quan trọng và về quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.

Cải cách thủ tục hành chính tập trung vào một số lĩnh vực như đầu tư; Quản lý đất đai; xây dựng” [3]

Về cải cách thủ tục hành chính, sẽ cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân, doanh nghiệp.

Một số lĩnh vực trọng tâm cần tập trung là: Đầu tư; Quản lý đất đai; xây dựng; sở hữu nhà ở; thuế; hải quan; xuất khẩu, nhập khẩu; y tế; giáo dục; lao

động; bảo hiểm; khoa học, công nghệ và một số lĩnh vực khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo yêu cầu cải cách trong từng giai đoạn.

Bên cạnh đó, kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật; công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính bằng các hình thức thiết thực và thích hợp; thực hiện thống nhất cách tính chi phí mà cá nhân, tổ chức phải bỏ ra khi giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước; duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

Tiếp tục đổi mới phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước, thực hiện thống nhất và nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tập trung tại bộ phận tiếp nhận, trả kết quả thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện. Bảo đảm sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt mức trên 80% vào năm 2020.[3]

Thi tuyển cạnh tranh để bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo. Nghị quyết nêu rõ: “hoàn thiện quy định của pháp luật về tuyển dụng, bố trí, phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường của công chức, viên chức trúng tuyển; thực hiện chế độ thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh; thi tuyển cạnh tranh để bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý từ cấp vụ trưởng và tương đương (ở trung ương), giám đốc sở và tương đương (ở địa phương) trở xuống”.[3]

Tiến tới xóa bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế và hiện đại hoá nền hành chính

Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính nhà nước, tiến tới xóa bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế, thay thế bằng cơ chế cấp ngân sách dựa trên kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước.

Về hiện đại hóa hành chính, hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động của Mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ trên Internet. “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong hoạt động của cơ quan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử; cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc”. [3]

Hầu hết các thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến trên Mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ ở mức độ 3 và 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau.

3.1.3. Định hƣớng công tác cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai huyện Đông Anh trong giai đoạn tới

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý, quan điểm này đã được khẳng định trong các văn kiện đại hội Đảng và được ghi nhận trong hiến pháp 1992. Cải cách TTHC trong quản lý đất đai phải đáp ứng yêu cầu tiên quyết: đất đai phải thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước là người thay mặt nhân dân đứng lên quản lý toàn bộ đất đai, nhà nước là chủ sở hữu đối với đất đai, có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt số phận pháp lý của đất đai. Việc sử dụng đất của các đối tượng được nhà nước bảo đảm bằng pháp luật và từ đó mở rộng các quyền của người sử dụng đất như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp giá trị quyền sử dụng đất. Từ đó cho thấy nhà nước quan tâm đến lợi ích của những người sử dụng đất và nhà nước công nhận quyền và nghĩa vụ của họ nhất là các hộ gia đình, cá nhân sẽ tạo ra động lực thúc đẩy quá trình sử dụng đất đai hợp lý hơn, thúc đẩy sản xuất ngày càng phát triển. UBND huyện Đông Anh đã có một số định hướng lớn cho công tác CCTTHC trong quản lý đất đai như sau:

- Với tổng diện tích các loại đất trên toàn Huyện là 18.230,32 ha và phần lớn diện tích đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng có thể được chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp, cùng với quá trình đô thị hóa nhanh, tăng dân số cơ học do nhập cư (hiện nay huyện Đông Anh là huyện có dân số lớn nhất trong

các huyện ngoại thành và đứng thứ hai sau quận Đống Đa trong các quận huyện của Hà Nội) sẽ làm phát sinh rất nhiều công việc liên quan tới quản lý đất đai. Vấn đề đặt ra là phải qui hoạch và sử dụng thật hiệu quả nguồn lực về đất đai, về con người phục vụ cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của huyện. Cải cách TTHC nói chung, đặc biệt là cải cách TTHC trong quản lý đất đai phải bảo đảm thuận lợi nhất cho nhân dân, doanh nghiệp, giảm số thủ tục con trong mỗi thủ tục lớn qua đó giảm chi phí tuân thủ TTHC và tích cực chống quan liêu, phòng và chống tham nhũng, lãng phí trong quản lý đất đai.

- Xây dựng tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, phân định rõ trách nhiệm giữa cơ quan, giữa các cấp chính quyền, giữa tập thể và người đứng đầu cơ quan hành chính; hoạt động có kỷ luật, kỷ cương và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đất đai. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND huyện, xã theo đề án 04/ĐA-TU ngày 19/10/2012 của ban thường vụ Thành Ủy Hà Nội theo hướng tăng chất lượng, số lượng đại biểu chuyên trách; bảo đảm các điều kiện cần thiết để HĐND thực hiện đầy đủ, hiệu quả chức năng, nhiệm vụ theo qui định của pháp luật,

Một phần của tài liệu cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai ở huyện đông anh, hà nội (Trang 71 - 94)